Mọi bậc làm cha mẹ mỗi ngày đều mong mỏi con yêu phát triển khỏe mạnh, tương lai cao lớn. Chính vì vậy, bảng chiều cao cân nặng của trẻ được coi như một trong những “thước đo” quan trọng để cha mẹ so sánh, nhận biết được tình trạng sức khỏe và thể chất của con yêu trong từng thời điểm phát triển, để từ đó kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, chăm sóc cho phù hợp.

1. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ từ 10 đến 18 tuổi
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong giai đoạn trẻ dậy thì, khi trẻ từ 10-18 tuổi, cha mẹ cần theo dõi thường xuyên cân nặng, chiều cao của trẻ.
Để nhận thấy sự phát triển trong giai đoạn này của trẻ, và nếu có bất thường, cha mẹ từ đó sẽ dễ dàng xin ý kiến chuyên gia, y bác sĩ để thay đổi chế độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ.

Nếu bạn luôn tự hỏi rằng con bạn có chỉ số cân nặng, chiều cao phù hợp với lứa tuổi hay chưa, thì hãy so sánh các chỉ số này của con bạn với “Bảng chiều cao cân nặng của trẻ chuẩn đối với trẻ em Việt Nam từ 10 tuổi đến 18 tuổi” dưới đây nhé!
2. Cân nặng chiều cao chưa phải là “thước đo” duy nhất của trẻ em khỏe mạnh
Cũng theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, nếu chỉ xét theo bảng cân nặng, chiều cao trong “Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ em Việt Nam từ 10 tuổi đến 18 tuổi” trên đây mà vội vàng kết luận là suy dinh dưỡng hay thừa cân, béo phì là chưa hoàn toàn chính xác, trẻ cần được xem xét thêm các chỉ số khác như: chỉ số chiều cao so với cân nặng, chỉ số vận động, chỉ số khối cơ thể BMI. Nếu cả 5 tiêu chí này của trẻ đều không đạt, có thể trẻ cần được xét thêm nhiều tiêu chí khác để có kết luận chính xác hơn.
Như vậy, cân nặng chiều cao không phải là “thước đo” duy nhất để đánh giá về sức khỏe và sự phát triển của mỗi đứa trẻ, cha mẹ không nên quá lo lắng nếu thấy 2 chỉ số cân nặng, chiều cao của con mình không đạt khi xét theo “Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ”.

Ngoài cân nặng chiều cao, WHO còn đã đưa ra các tiêu chí để đánh giá sự phát triển của trẻ như sau:
- Phát triển toàn diện – không lấy cân nặng để đánh giá sự phát triển của trẻ
- Phát triển cân đối – phát triển đều giữa chiều cao và cân nặng
- Phát triển vận động – trẻ biết hoạt động phù hợp với lứa tuổi của mình;
- Yếu tố di truyền – tùy từng đứa trẻ mà trong mình sở hữu bộ gene khác nhau được di truyền từ bố mẹ chúng, và khi được nuôi dưỡng tốt, chiều cao cân nặng của đứa trẻ sẽ vượt trội hay khác biệt hơn so với các trẻ cùng lứa tuổi.
3. Lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ khi theo dõi cân nặng chiều cao của trẻ
Ngoài yếu tố di truyền, chiều cao cân nặng của trẻ còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác như: chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt hàng ngày, môi trường sống, thói quen luyện tập thể dục thể thao,… Do đó, cha mẹ không nên quá “coi trọng” chỉ số cân nặng, chiều cao của con mà lo lắng, phiền não. Bởi có thể con bạn nhẹ cân, thấp hơn trẻ hàng xóm một chút, nhưng con vẫn khỏe mạnh, chiều cao, cân nặng tăng đều, thông minh, nhanh nhẹn thì tức con đang phát triển rất tốt.
Nếu mẹ muốn cải thiện cân nặng chiều cao cho trẻ, hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ tốt hơn. Cụ thể như sau:
Để đảm bảo cho sự tăng trưởng thể chất, tầm vóc của trẻ, mẹ cần quan tâm đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng, vì bên cạnh yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng tác động lớn nhất đến chiều cao, cân nặng của trẻ.
Dinh dưỡng đóng góp đến 32% vào sự phát triển cân nặng chiều cao của trẻ, trẻ cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoạn phát triển, thì mới có đủ năng lượng để đạt chiều cao cân nặng chuẩn chỉ. Nếu quá ít trẻ sẽ suy dinh dưỡng, nhưng nếu quá nhiều trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì.
Bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đầy đủ và cân bằng 4 nhóm thực phẩm gồm: đạm (chiếm 10-15% tổng năng lượng), tinh bột (chiếm 60-65% tổng năng lượng), chất béo (chiếm 10% tổng năng lượng) và vitamin và khoáng chất. Không nên ăn bất cứ thứ gì quá nhiều hay quá ít gây mất cân bằng dinh dưỡng.

Nhưng để những dưỡng chất đã hấp thu vào cơ thể tác động nhiều đến cân nặng chiều cao của trẻ, thì cha mẹ cần khuyến khích, tạo điều kiện để con luôn được vận động, việc tập thể dục, thể thao là điều rất cần thiết. Sở dĩ nên làm như vậy, vì sụn xương – yếu tố hình thành chiều cao của trẻ sẽ phát triển khỏe mạnh hơn nếu trẻ được vận động.
Lối sống ít vận động, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ ức chế sự phát triển của cơ, xương, cũng như nhiều cơ quan khác trong cơ thể trẻ, từ đó khiến chiều cao cân nặng của trẻ tăng trưởng kém hơn.
Một số môn thể thao tốt cho việc phát triển chiều cao cho trẻ như: đu xà, bơi lội, bóng rổ, các bài tập kéo dài như rướn dài kiểu mèo, kiểu rắn hổ mang, bài tập kéo dài chân, …
Và giấc ngủ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ. Trung bình trẻ sơ sinh ngủ khoảng 22 tiếng/ ngày, trẻ từ 2-6 tháng cần ngủ 15-18 tiếng/ ngày, trẻ từ 6-18 tháng ngủ 13-15 tiếng/ngày, 1 trẻ từ 8 tháng đến 3 tuổi nên ngủ 12-13 tiếng/ngày và trẻ từ 3 đến 7 tuổi nên ngủ 11-12 tiếng /ngày. Với các trẻ lớn hơn thì cần ngủ đủ 8-9 tiếng /ngày.
Và nên cho trẻ đi ngủ trước 22 giờ đêm, vì một giấc ngủ sâu trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 3 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra lượng hormone tăng trưởng cao nhất, rất có lợi với chiều cao của trẻ.
Ngoài ra, kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt, để giúp cải thiện chiều cao cho trẻ, các mẹ vẫn nên cho con sử dụng các sản phẩm bổ sung canxi tự nhiên như canxi từ tảo biển đỏ. Nguồn khoáng sản thu được từ tảo biển đỏ rất giàu canxi và magnesi. Không những vậy còn chứa tới 72 vi khoáng chất khác giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Một ưu điểm nữa là canxi từ tảo biển đỏ có cấu trúc lỗ xốp, nên rất dễ hấp thu, không gây táo bón, lắng cặn gây sỏi thận,… Hơn nữa, các mẹ hãy nhớ sử dụng các chế phẩm bổ sung canxi có sự kết hợp với vitamin D3 và vitamin K2 để hấp thu tối ưu canxi vào cơ thể để đem lại hiệu quả bổ sung canxi tốt nhất, tránh các tác dụng không mong muốn khi bị dư thừa canxi.