Mục lục
Bệnh á sừng là gì?
Bệnh á sừng được xem là một trong. những căn bệnh viêm da cơ địa. Loại bệnh có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào từ trẻ nhỏ cho đến người già. Tuy nhiên, bệnh đã được chứng minh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời thì căn bệnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và biến chứng nghiêm trọng.
Triệu chứng của bệnh á sừng
Theo các chuyên gia da liễu, triệu chứng điển hình của bệnh á sừng sẽ có một số đặc trưng sau đây:
- Da khô bong tróc, nứt nẻ.
- Đau rát, chảy máu vùng nứt nẻ
- Ngứa ngáy, khó chịu vùng tổn thương.
Nguyên nhân gây bệnh á sừng
Theo khảo sát, căn bệnh á sừng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó những nguyên nhân gây bệnh phổ biến có thể kể đến như:
- Cơ địa dễ dị ứng, nhạy cảm với các tác nhân từ môi trường như thời tiết, bụi bẩn, hóa chất hay các yếu tố khách quan khác. Ngoài ra, yếu tố di cũng được xem là yếu tố gây bệnh, tuy nhiên khá hiếm gặp.
- Cơ địa tiết người bệnh thường xuyên tiết nhiều mồ hôi cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh á sừng do làn da của bạn luôn trong tình trạng ẩm ướt, lặp lại liên tục từ ướt sang khô nhiều lần như vậy sẽ khiến da mất đi sự cân bằng PH và gây nứt nẻ.
- Do thời tiết thường xuyên thay đổi thất thường, lúc nắng nóng lúc mưa rét buốt, khiến làn da bị ảnh hưởng quá kích gây nứt nẻ, khô ráp khiến khiến bệnh xuất hiện hoặc tái phát nặng hơn.
- Người có thường xuyên cọ xát tay, chân liên tục trong lúc di chuyển cũng sẽ gây nên bệnh á sừng.
- Người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, chất kích ứng cũng sẽ khiến da bị tác động và gây bệnh á sừng.
- Người thiếu hụt vitamin A, E, D, C…cũng làm tăng nguy gây bệnh.
Cách điều trị bệnh á sừng hiệu quả và an toàn
Khi mắc bệnh, người bệnh không nên chủ quan mà cần lưu ý các điều sau đây để cải thiện triệu chứng của bệnh:
Dưỡng ẩm da
Làn da được dưỡng ẩm sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh á sừng. Phương pháp này được xem là phương pháp cải thiện triệu chứng bệnh á sừng nói riêng cũng như các bệnh lý về da nói chung. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại kem dưỡng ẩm với công dụng làm dịu da, ẩm da, mềm da; hoặc có thể dùng dầu dừa, dầu oliu nguyên chất để thoa lên vùng da bị tổn thương, đang bị nổi vảy, sần sùi, khô ráp, nứt nẻ.
Bảo vệ các vết nứt trên da
Để giúp các vết nứt nhanh lành thì người bệnh cần tuyệt đối gãi ngứa hay động chạm nhiều lần đến vết thương. Và để hỗ trợ thực hiện được điều này bạn có thể sử dụng thuốc Acrylate dạng bôi hoặc dạng xịt trực tiếp lên vết nứt để giảm đau, giảm ngứa nhanh chóng.
Tránh để nước tiếp xúc da
Hạn chế tiếp xúc với nước khiến vùng tổn thương ẩm ướt. Sau khi tiếp xúc với nước, kể cả tắm thì người bệnh nên dùng khăn sạch để lau khô nước còn sót lại trên cơ thể, nhất là ở các kẽ ngón tay, ngón chân, rồi bôi kem dưỡng ẩm cải thiện tình trạng bệnh.
Không ngâm vùng tổn thương vào nước muối
Nước muối được xem là dung dịch có tính sát khuẩn cao, tuy nhiên đặc tính của nó là khiến da dễ bị căng cứng, khô và nứt nẻ khiến bệnh á sừng trở nên nghiêm trọng hơn.
Uống nhiều nước
Làn da khô chính là nguyên nhân khiến da trở nên yếu ớt, suy giảm chức năng bảo vệ nên dễ gây ra bệnh á sừng. Vậy nên người bệnh cần bổ sung nước thường xuyên, trung bình mỗi ngày phải nạp vào cơ thể là 2 lít nước để cung cấp lượng nước vừa đủ cho cơ thể hoạt động bình thường và giúp làn da khỏe mạnh, căng tràn sức sống.
*Một số dòng thuốc được kê đơn để điều trị bệnh á sừng là:
Thuốc Salicylic Acid:
Đây là một loại thuốc bôi ngoài da và có tác dụng loại bỏ lớp sừng hóa, tái tạo da mới, giúp chúng mịn màng, hồi phục làn da bị tổn thương, hạn chế tối đa tình trạng da nứt nẻ, bong tróc.
Thuốc kháng histamin
Trong đơn thuốc bác sĩ kê đơn thì thuốc kháng histamin được chỉ định sử dụng phổ biến nhất trong điều trị á sừng. Thuốc đem lại hiệu quả khá tốt và nhanh chóng sau khi sử dụng, tuy nhiên nó có tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra như chóng mặt, buồn ngủ hoặc buồn nôn… Vì vậy, khi sử dụng nhóm thuốc kháng histamin người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời lưu ý nên nghỉ ngơi sau khi sử dụng thuốc,nhất là những việc cần tập trung cao độ như lái xe, học tập, làm việc căng thẳng…
Thuốc chống nấm
Ngoài các loại thuốc trên thì nhóm thuốc chống nấm cũng được các bác sĩ kê đơn cho người bị bệnh á sừng sử dụng. Một số loại thuốc phổ biến như Nizoral, Griseofulvin hoặc đưa xuất Imidazol…
Nhóm thuốc Corticoid
Một số thuốc nhóm Corticoid được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân á sừng là Prednisolon, Cetirizin, Fexofenadine , . Đây là những dòng thuốc có khả năng điều trị vùng da bị á sừng giai đoạn nặng. Những thành phần có trong thuốc đều có tác dụng đặc trị tối ưu, kháng viêm, cấp ẩm tốt cho làn da và từ đó giúp ngăn chặn quá trình sừng hóa.