Bệnh nấm móng là gì?

0
1221

Bệnh nấm móng là gì

Bệnh nấm móng (tên tiếng Anh là Nail fungus) là một loại bệnh phổ biến bắt nguồn từ đốm trắng hoặc vàng xuất hiện ở dưới đầu móng tay hoặc móng chân của người bệnh. Khi vi khuẩn nấm tiến sâu hơn vào bên trong, nấm móng có thể khiến móng bị đổi màu, dày lên và dễ vỡ vụn ở mép. 

benh-nam-mong-la-gi-4

Triệu chứng bệnh nấm móng

Người bị nấm móng thường xuất hiện các triệu chứng dưới đây:

  • Móng trở nên dày lên.
  • Móng bị đổi màu từ trắng sang vàng nâu.
  • Móng giòn, vụn dễ rách.
  • Bị biến dạng theo thời gian. 
  • Xuất hiện mùi hôi.
  • Bệnh có thể lây lan từ nấm móng tay sang nấm móng chân, và ngược lại.
  • Bề mặt móng khô xơ, xù xì, bề mặt móng phủ một lớp vảy mịn như cám, có lằn sọc dọc hoặc ngang.
  • Chỗ bị tổn thương có màu ngả vàng, hoặc nâu đen. Móng mủn và dễ gãy. 
  • Phía dưới móng bị nấm có thể bị tổn thương gây tróc móng. 
  • Xuất hiện viêm quanh móng bị nấm (nấm móng tay hoặc nấm móng chân).
  • Vùng bị viêm sẽ sưng đỏ và có mủ, thậm chí ngứa rất nhiều vùng quanh móng gây khó chịu.

benh-nam-mong-la-gi-4

Nguyên nhân bị nấm móng

Bệnh nấm móng bắt nguồn từ những vi khuẩn nấm, khi vi khuẩn nấm xâm nhập được nó lây nhiễm xảy ra ở một hoặc nhiều móng tay và chân, tay. Nấm móng thường xuất hiện ở những người thường xuyên tiếp xúc với nước, nước bẩn, thường xuyên tiếp xúc với chất tẩy rửa nhưng vệ sinh không kỹ khiến các chất tích tụ gây bệnh. Bệnh sẽ làm móng bị hư hại, xấu xí, có khi viêm nhiễm sưng mủ, khiến bạn cảm thấy đau ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Cho đến hiện tại, căn bệnh này được xem là căn bệnh khó điều trị, dễ nhiễm trùng và có thể tái phát. Bệnh do nhiều loại vi khuẩn nấm gây ra, kể đến hai nhóm gây bệnh chính là: Nấm sợi tơ (Dermatophytes) và nấm hạt men (Candida).

Các biện pháp chẩn đoán bệnh nấm móng

Bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra tình trạng móng tay và móng chân mà bạn đang gặp phải. Sau đó, bác sĩ có thể lấy một ít mẫu nấm ở móng tay hoặc cạo các mảnh sừng chết ở dưới móng tay của bạn và gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để xác định loại nấm gây nhiễm trùng mà bạn đang mắc phải.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ tham khảo tiền sử bệnh tật của bản thân để phát hiện ra nguyên nhân và chẩn đoán được các bệnh đi kèm, chẳng hạn như bệnh vẩy nến. Các vi sinh vật như nấm men và vi khuẩn cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng móng. Khi biết được nguyên nhân gây bệnh, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các phác đồ mà bác sĩ đưa ra để điều trị hiệu quả nhất.

benh-nam-mong-la-gi-4

Cách chữa trị bệnh nấm móng

Hiện nay, bệnh nấm móng được xếp vào loại bệnh khó điều trị. Tốc độ phục hồi và khả năng điều trị còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và loại nấm gây bệnh. Khi điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì có thể mất vài tháng mới thấy hiệu quả. Ngay cả khi tình trạng móng tay của bạn đã thuyên giảm, thì bệnh vẫn có khả năng tái phát lại.

Thuốc

Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh, tuy nhiên phương pháp được sử dụng nhiều nhất là dùng thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống tác dụng toàn thân.

*Thuốc bôi tại chỗ:

Một số loại thuốc dưới dạng kem bôi được chỉ định sử dụng cho người mắc bệnh nấm móng là: kem hoặc pommade Ketoconazol (Nizoral), exoderil, terbinafin, canesten, BSI, v.v…

Để đảm bảo đúng, đủ liều lượng để điều trị, bạn cần tham khảo bác sĩ hoặc dược sĩ cách bôi thuốc để đạt được hiệu quả và tránh những sai sót đáng tiếc. Sau khi vệ sinh vùng tổn thương bạn cần lau khô bằng khăn sạch và cạo sạch chỗ tổn thương móng rồi bôi thuốc lên bề mặt móng và quanh móng, mỗi ngày bôi từ 2-3 lần, ban đêm sau khi bôi thuốc nên dùng băng nhựa băng bịt giữ thuốc qua đêm.

benh-nam-mong-la-gi-4

*Thuốc uống:

Hiện nay, loại thuốc đường uống được sử dụng để điều trị bệnh nấm móng là Itraconazol. Itraconazole là một triazole kháng nấm, thuốc rất ưa mỡ và chất sừng, tồn tại lâu trong mô như da, Itraconazole có nồng độ cao trong mô do có ái tính với Protein, đặc biệt là chất sừng, có hoạt phổ rộng kháng nhiễm nấm da, Candida và Malassezia.

Itraconazole là loại thuốc thấm được vào móng, chính vì vậy mà có tác dụng tiêu diệt nấm gây bệnh.

Khi sử dụng Itraconazole để điều trị bệnh nấm móng, bạn cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ, nhằm tránh các tác dụng không mong muốn xảy ra. 

Sản phẩm này chống chỉ định, không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai, cho con bú, trẻ dưới 12 tuổi sử dụng và người mắc bệnh viêm gan cấp sử dụng.

Kem dưỡng móng. 

Bác sĩ có thể kê toa kèm cho bạn một loại kem chống nấm để chà vào móng bị nhiễm trùng sau khi ngâm khử khuẩn. Những loại kem này có thể đạt được hiệu quả tốt hơn khi bạn làm mỏng móng trước. Điều này giúp thuốc thấm vào bề mặt móng và tiêu diệt được nấm phía dưới móng. Để móng tay mỏng, người bệnh có thể sử dụng loại kem dưỡng da không cần kê đơn có chứa urê, hoặc có thể đến bệnh viện để được bác sĩ làm mỏng bề mặt của móng bằng các dụng cụ chuyên biệt.

Phẫu thuật

Với trường hợp bệnh chuyển biến nặng, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng phương pháp phẫu thuật loại bỏ móng đã bị tổn thương để có thể bôi được thuốc chống nấm trực tiếp vào vùng nhiễm trùng dưới móng. 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here