Bướu cường giáp nên kiêng ăn gì?

0
529

Khi nền y học hiện đại được phát triển, việc chẩn đoán và phương pháp điều trị ưu việt đã giúp con người phòng tránh được nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Chứng bệnh bướu giáp là một căn bệnh nội tiết như thế. Các phương pháp điều trị, đẩy lùi căn bệnh này đã được chứng minh an toàn và hiệu quả lên tới 70%. Trong đó, một chế độ dinh dưỡng phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng giúp đẩy lùi căn bệnh này. 

buou-cuong-giap-kieng-an-gi-1

Hiểu rõ hơn về bướu cường giáp

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết hình chiếc nơ. Nó nằm phía trước cổ họng. Đây là bộ phận giúp tiết xuất những hormon điều hòa cần thiết cho sự phát triển và trao đổi năng lượng của cơ thể.

Khi tuyến giáp có sự phát triển bất thường về kích thước sẽ hình thành chứng bệnh bướu cổ. Hầu hết căn bệnh bướu cổ thường không có nguyên nhân rõ ràng.

Có nhiều trường hợp, bướu giáp chỉ phát triển nhỏ khiến mắt thường khó có thể nhận thấy. khi tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn thì các biểu hiện sẽ rõ rệt hơn và nó gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp.

  • Khi nồng độ hormone ở tuyến tăng, thì sẽ gây ra bệnh cường giáp.
  • Ngược lại, nếu nồng độ hormone tuyến giáp giảm sẽ gây bệnh suy giáp.

Vậy bướu cường giáp chính là hiện tượng tuyến giáp bị kích thích và tăng kích thước do hoạt động sản xuất hormone quá mức bình thường.

Xem thêm: Bệnh u mỡ, nguyên nhân và triệu chứng

Nguyên nhân gây bướu cường giáp

Có nhiều nguyên nhân thúc đẩy gây nên tình trạng bệnh này. Một số nguyên nhân có thể kể đến là:

Thiếu i-ốt

Được biết, tỷ lệ mắc bướu giáp ở khu vực Đông Nam Á, Trung Phi và Mỹ Latinh chiếm 80% tổng số ca mắc trên thế giới.  Đây là hệ quả của việc cơ thể bị thiếu hụt i-ốt nghiêm trọng. Tuyến nội tiết hình cánh bướm này cần lượng i-ốt vừa đủ để sản xuất ra hormone giáp quan trọng.

buou-cuong-giap-kieng-an-gi-1

Thiếu i-ốt là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chứng bướu cường giáp.

Bệnh Graves

Đây là căn bệnh do miễn dịch của cơ thể bị rối loạn. Khi hệ miễn dịch suy yếu, các yếu tố xấu tấn công các tế bào của tuyến giáp. Điều này khiến các mô tuyến giáp phát triển, phình to lên và kích thích sản xuất hormone quá mức cho phép.

Ngoài ra còn có nhiều yếu tố thúc đẩy khác như thay đổi nội tiết tố như mang thai, mãn kinh ở nữ và hút thuốc lá ở nam,…

Triệu chứng thường gặp của bướu cường giáp

Theo nhiều khảo sát cho thấy chứng bướu giáp thường bắt gặp ở nữ giới nhiều hơn và đặc biệt là phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh thường xuất hiện ở phụ nữ sau 40 – 45 tuổi. Đây được xem là giai đoạn nữ giới thay đổi nhiều nhất.

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của bướu cường giáp:

  • Vướng víu, khó chịu gây ho, khàn giọng, kèm với cảm giác đau rát ở cổ họng.
  • Khó nuốt.
  • Khi bướu phát triển to sẽ gây chèn ép đường dẫn khí.
  • Thường xuyên lo lắng, bất an, mệt mỏi.
  • Hồi hộp, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực.
  • Cảm xúc nhạy cảm hơn.
  • Thường xuyên cảm thấy bốc hỏa, nóng.
  • Cân nặng bị giảm mạnh dù ăn nhiều.

Tùy vào từng giai đoạn phát hiện bệnh mà các triệu chứng sẽ khác nhau.

buou-cuong-giap-kieng-an-gi-1

Phương phát phát hiện bệnh

Sau khi thăm khám, sờ nắn vùng cổ, nếu nghi ngờ vùng cổ có sự xuất hiện của bướu, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định làm một số xét nghiệm như:

  • Siêu âm: thực hiện đánh giá kích thước của bướu cổ rồi đưa ra kết luận.
  • Đo nồng độ hormon tuyến giáp: TSH, thyroxine (fT4). Bướu cường giáp thường có TSH thấp và fT4 tăng.
  • Chọc hút, sinh thiết bằng kim nhỏ. Đây là xét nghiệm chỉ được thực hiện để phát hiện ung thư.

Người bệnh bướu cường giáp kiêng ăn gì?

Thực phẩm có chứa iod

Với cơ thể đã có nồng độ i-ốt vừa đủ thì không nên bổ sung thêm i-ốt nữa. Bởi việc cung cấp quá nhiều iod vào cơ thể sẽ kích thích sự phát triển của mô tuyến giáp và khiến chứng cường giáp trở nên nghiêm trọng. Người bệnh cần chú ý duy trì những thực phẩm iod ở mức độ vừa phải.

Những thực phẩm nhiều i-ốt là: muối i-ốt, hải sản, sữa, thực phẩm có màu đỏ, lòng đỏ trứng, rong biển.

Đậu nành

Theo nghiên cứu cho thấy, đậu nành sẽ gây trở ngại cho việc điều trị bệnh nhân bướu cường giáp. Chính vì vậy, người bệnh chú ý tránh bổ sung các thực phẩm đến từ đậu nành như là: sữa đậu nành, xì dầu, đậu hũ, váng đậu.

Caffeine

Không chỉ với người bị bướu cường giáp mà đa số các bệnh lý sẽ được bác sĩ chỉ định không nên sử dụng các sản phẩm chứa caffein. Bởi caffeine sẽ khiến cho người bệnh bị đánh trống ngực, lo lắng, mất ngủ mãn tính.

Những biện pháp khác giúp tuyến giáp khỏe mạnh

Ngoài những danh sách thực phẩm cần tránh trên, dưới đây là phương pháp giúp cho tuyến giáp của bạn khỏe mạnh: 

  • Sử dụng một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý sẽ chức năng tuyến giáp được khoẻ mạnh.
  • Tập luyện thể thao vừa sức nhằm tăng cường hệ miễn dịch giúp phòng ngừa sự phát triển của các tế bào xấu ảnh hưởng đến tuyến giáp. 
  • Tránh làm việc trong môi trường ô nhiễm như nhiều bụi, khói than, chất phóng xạ…

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here