Dấu hiệu nhận biết bệnh lupus ban đỏ

0
818

Bênh lupus ban đỏ là bệnh tự miễn, cơ thể người bệnh tự sản xuất ra các kháng thể tấn công cơ thể người bệnh. Tùy theo cơ quan bị tấn công mà hiểu hiện bệnh sẽ thay đổi khác nhau. Hãy cùng ds.Hoàng Thị Mai đi tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ.

1. Bệnh lupus ban đỏ là bệnh gì?

Bệnh lupus ban đỏ là bệnh tự miễn, cơ thể người bệnh tự sản sinh ra kháng thể tấn công cơ thể, và làm tổn hại đến các cơ quan khác trong cơ thể người bệnh. Bệnh lupus ban đỏ ảnh hưởng đến khớp, da, phổi, tim, mạch máu…. Bệnh có thể gây ra hiện tượng Raynaud(đây là tình trạng mạch máu bị co thắt lại khiến ngon tay, cahy.. bị đau và tím tái).

Bệnh lupus ban đỏ có 2 giai đoạn bệnh nặng và nhẹ xen kẽ nhau. Đa phần những trường hợp nhiễm bệnh không ảnh hưởng đến cuộc sống.

2. Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ

Theo các bác sĩ và các chuyên gia y tế hện chưa rõ nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ

Tuy nhiên yếu tố môi trường và di truyền là 2 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lupus.

Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ vẫn chưa được rõ, nhưng yếu tố môi trường và di truyền có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Người tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc sống trong môi trường bị phơi nhiễm virus, hoặc thường gặp stress có nguy cơ mắc bệnh. Hormone và giới tính cũng là một phần nguyên nhân. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hormone estrogen có vai trò trong việc hình thành bệnh.

Bệnh lupus ban đỏ
Bệnh lupus ban đỏ

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh lupus ban đỏ.

Dưới đây là những triệu chứng bệnh lupus ban đỏ bạn cần biết để kịp thời phát hiện ra bệnh lupus ban đỏ.

  • Sốt kéo dài: sốt là một dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh lupus ban đỏ, hiện tượng sốt là khi cơ thể người bệnh bị viêm nhiễm. Nếu bị sốt kéo dài hoặc tái phát liên tục cần phải đưa bệnh nhân đi khám.
  • Nổi phát ban trên mặt: đây là triệu chứng rõ nhất ở bệnh nhân măc lupus ban đỏ, vết phát ban có hình dạng giống con bướm ở khu vực mũi và gò má.
  • Đau khớp: bệnh lupus ban đỏ thường bị nhầm lẫn với bệnh viêm khớp do 2 căn bệnh này đều làm cho khớp trở nên cứng và đau, nhất là ở bàn tay, cổ, mắt cá chân.
  • Rụng tóc: Người bị bệnh lupus ban đỏ sẽ bị rụng tóc, do đó đầu sẽ có những mảnh hói đôi khi có phát ban
  • Da nổi phát ban khi ra ngoài: bệnh nhận mắc lupus da nhạy cảm với các tia UV vì thế khi ra ngoài trời 1 thời gian họ dễ bị nổi phát ban thậm chí còn bị loét da.
  • Sưng: Người mắc lupus ban đỏ có thể bị sưng hạch bạch huyết hoặc vùng da mặt. một số người bi sưng chân
  • Đau ngực: đây là dấu hiệu dễ gặp ở bệnh nhân mắc lupus ban đỏ. Khi mắc lupus ban đỏ bệnh nhân dễ mắc phải bệnh viêm phổi, bênh viêm màng tim.
  • Ngón tay, ngón chân bị tê và đổi màu: Theo các chuyên gia 1/3 số người mắc bệnh lupus sẽ xuất hiện hội chứng raynaud làm cho mạch máu cung cấp máu đến da nhỏ lại khiến cho ngón tay, ngón chân bị tê và đổi màu.
  • Kiệt sức: tình trạng kiệt sức thường gặp ở bệnh nhân mắc lupus ban đó.
  • Đau đầu: theo các chuyên gia y tế có đến 50% bệnh nhân mắc lupus ban đỏ gặp vấn đề về trí nhớ, thiếu tập trung,do bệnh lupus ban đỏ tác động đến não, cùng hệ thần kinh và làm tăng nguy cơ đau nửa đầu ở bệnh nhân.
  • Loét miệng: Các vết loét do lupus ban đỏ kéo dài từ vài ngày đến vài tháng.
  • Chấm đỏ trên da: xuất hiện các chấm đỏ trên da là do lupus ban đỏ tấn công tiểu cầu, khiến cho lượng tiểu cầu xuống thấp khiên da nổi nhiều chấm đỏ do mạch máu bị dò rỉ.
Dấu hiệu bệnh lupus ban đỏ
Dấu hiệu bệnh lupus ban đỏ

Đặc biệt, bện lupus có thể khiến người mới 30-40 tuổi đột quỵ.

4. Biến chứng của bệnh lupus ban đỏ

  • Bệnh lupus ban đỏ là một trong những bệnh có diễn biến phức tạp và theo tưng đợt, đợt sau nặng hơn đợt trước và tác động toàn bộ cơ quan của người bệnh. Trường hợp bệnh nậng có thể đe dạo đến tính mạng người bệnh.
  • Bệnh lupus ban đỏ nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ gây ra tổn thương nặng nề cho các cơ quan nội tạng tương ứng với các triệu chứng biểu hiện của bệnh:

Tim: Lupus ban đỏ có thể gây viêm cơ tim, tràn dịch màng tim, nếu kéo dài có thể gây suy tim mạn. Trường hợp bệnh tiến triển sấu có thể gây đột tử cho người bệnh.

Phổi:  Lupus ban đỏ khiến bệnh nhân khó thở, gây suy hô hấp do trành dịch phổi, gây bệnh viêm phổi…

Thận: Lupus ban đỏ gây phá hủy cần thận gây tổn thương cho thận.

Hệ thần kinh: Bệnh nhân có thể bị co giật, rối loạn tâm thần.

Hệ tạo máu: Bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể gây thiếu máu, xuất huyết. Nếu thiếu máu trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể. Bên cạnh đó nếu tình trạng xuất huyết kéo dài khiến cho tình trạng thiếu máu trầm trọng gây huy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Bên cạnh đó khi sử dụng thuốc điều trị ức chế miến dịch bệnh nhân có thể gặp nhiều biến chứng gây nguy hiểm cho người bệnh vì vậy phải theo dõi sát sao quá trình điều trị.

5. Nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ

Dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ:

  • Do nhiễm trùng: người bị nhiễm trùng sử dụng thuốc điều trị, nhất là thuốc chống động kinh, hạ huyết áp có nguy cơ mắc lupus ban đỏ.
  • Yếu tố giới tính: theo các chuyên gia lupus ban đỏ phổ biến ở phụ nữ, nhất là những người đang mang thai, có kinh nguyệt hoặc những người thường xuyên tắm nắng.
  • Tuổi tác: Tuổi tác là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ. Những người trong độ tuổi 15 đến 40 có nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ.
Phụ nữ 30 tuổi trở lên có nguy cơ mắc lupus ban đ
Phụ nữ 30 tuổi trở lên có nguy cơ mắc lupus ban đỏ

6. Phương pháp chuẩn đoán lupus ban đỏ.

Dưới đây là những phương pháp chuẩn đoán bệnh lupus ban đỏ

Các bác sĩ chuẩn đoán từ bệnh sử, xét nghiệm máu và khám lâm sàn, các dấu hiệu của bệnh lupus ban đỏ.

Phương pháp xét nghiệm máu gồm: đo tốc độ hồng cầu, kiểm tra kháng thể nhân (ANA), xét nghiệm công thức máu (CBC).  Xét nghiệm công thức máu để các định lượng hồng cầu và tiểu cầu, đo tốc độ láng hồng cầu là để kiểm tra mức độ viêm.

Ngoài ra bác sĩ còn chỉ định xét nghiệm anti-dsDNA để chuẩn đoán bệnh lupus ban đỏ.

Xét nghiệm máu phát hiện bênh lupus ban đỏ
Xét nghiệm máu phát hiện bênh lupus ban đỏ

7. Phương pháp điều trị bệnh lupus ban đỏ

Dưới đây là những phương pháp lupus ban đỏ:

  • Việc điều trị lupus ban đỏ phụ thuộc vào triêu chứng cũng như vị trí phát ban. Bác sĩ điều trị có thể chỉ định cho bệnh nhân uống thuốc kháng sinh có chứa steroid để điều trị.
  • Bên cạnh đó thuốc ức chế miễn dịch như prednisone có tác dụng hiệu quả khá tốt với việc điều trị bệnh lupus ban đỏ.
  • Trong trường hợp các biện pháp điều trị không có tiến triển, các bác sĩ có thể dùng thuốc hydroxychloroquine(dùng trị sốt rét và viêm sốt), methotrexate (tác dụng trị thấp khớp), azathioprine và cyclophosphamide( có tác dụng ức chế miễn dịch).

8. Bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu?

Người mắc bệnh lupus ban đỏ thường lo lăng, không biết bệnh có nguy hiểm không, có thể sống được bao lâu và có thể chữa được không.

  • Hiện trên thế giới chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn bệnh lupus ban đỏ.
  • Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ giúp giảm nhẹ các triệu trứng của bệnh từ đó kéo dài thời gian sống ít nhất 10 năm, có những người sống lâu như người bệnh.
  • Tuy vậy một số trường hợp bệnh tiến triển nhanh ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và khiến bệnh nhân bị tử vong.
  • Việc quan trọng nhất khi mắc bệnh lupus ban đỏ là phải tuân thủ theo phác đồ điều trị cũng như mọi hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp cải thiện bệnh.

9. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân lupus ban đỏ.

Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện tình trạng bệnh của bệnh nhân đặc biệt là bệnh nhân lupus ban đỏ. Vậy bệnh lupus ban đỏ nên ăn gì và không ăn gì?

Dưới đây là một số thực phẩm bệnh nhân lupus ban đỏ nên ăn:

  • Nước: bệnh nhân lupus ban đỏ cần phải uống đủ 1,5 – 2l nước mỗi ngày.
  • Rau xanh và trái cây.
  • Ngũ cốc nguyên hạt và lúa mì
  • Những thực phẩm giàu canxi và vitamin D: phô mai, sữa, sữa chua…. Giúp bệnh nhân ngăn ngừa loãng xương.
  • Những thực phẩm giàu protein và ít chất béo là một trong những thực phẩm mà bệnh nhân lupus ban đỏ cần phải ăn.
Bên lupus ban đỏ nên ăn gì
Bên lupus ban đỏ nên ăn gì

Bệnh nhân lupus ban đỏ không nên ăn gì

Dưới đây là những thực phẩm bệnh nhân lupus ban đỏ không nên ăn:

  • Thực phẩm có chứa nhiều chất béo
  • Không sử dụng cafe hoặc đồ uống có chứa caffeine
  • Không ăn những thực phẩm nhiều muối
  • Không uống rượu, đồ có chứa cồn

Trên đây thuốc kháng sinh cùng ds.Hoàng Thị Mai chia sẻ với các bạn những thông tin liên quan đến bệnh lupus ban đỏ, một căn bệnh nguy hiểm với chúng ta.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here