Phác đồ điều trị viêm dạ dày ở trẻ em có nhiễm helicobacter pylori

0
372

I. ĐỊNH NGHĨA

Viêm dạ dày: là những tổn thương vi thể của niêm mạc dạ dày thể hiện sự đáp ứng của niêm mạc dạ dày đối với các yếu tố tấn công.
Viêm tá tràng: là tình trạng viêm vi thể của niêm mạc tá tràng ( có sự xâm nhập của bạch cầu đa nhân và mono ở bề mặt biểu mô, tuyến hoặc lamina propria), có thể kèm theo hiện tượng cùn mòn các nhung mao.
Nhiễm Helicobacte pylori ( H. pylori) là tình trạng các test chẩn đoán nhiễm
H. pylori dương tính.
viem-da-day-tre-em

II. NGUYÊN NHÂN

Các nguyên nhân gây viêm dạ dày có kèm theo nhiễm H.pylori.

III. CHẨN ĐOÁN

– Bệnh nhân có các triệu chứng gợi ý viêm loét dạ dày tá tràng:
+ Đau bụng tái diễn: đau bụng ≥ 3 lần trong vòng 3 tháng, ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ.
+Nôn, buồn nôn, chướng bụng, khó tiêu, nóng rát thượng vị.
+ Xuất huyết tiêu hóa.
+ Thiếu máu thiếu sắt chưa rõ nguyên nhân đã loại trừ các nguyên nhân khác.
– Chẩn đoán loét dạ dày tá tràng dựa vào nội soi.
– Chẩn đoán viêm dạ dày dựa vào mô bệnh học (theo phân loại Sydney).
– Chẩn đoán nhiễm Helicobacter pylori: khi có ≥ 2 trong số các TC sau:
+ Mô bệnh học có vi khuẩn Helicobacter pylori (+)
+ Test nhanh Urease(+).
+ Nuôi cấy mảnh sinh thiết dạ dày có vi khuẩn HP(+).
Nếu chỉ 1 trong 2 xét nghiệm mô bệnh học và test urease (+), tiến hành làm thêm test thở hoặc test phân(mọi lứa tuổi), nếu test thở hoặc test phân dương tính xác định có nhiễm Helicobacter pylori.
Trường hợp ngoại lệ:
Nếu gia đình từ chối nội soi: chỉ định làm test thở hoặc test phân
– Nếu test (-) tìm nguyên nhân khác.
– Nếu test (+) thảo luận gia đình để soi dạ dày chẩn đoán nguyên nhân.
Trẻ biểu hiện lâm sàng và có tổn thương loét trên nội soi và có nhiễm H.
pylori được xác định bằng test nhanh urease, test thở hoặc test phân (+), bố mẹ điều
trị ung thư dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng => điều trị theo phác đồ 1.
Trẻ có tổn thương trên nội soi và mô bệnh học có Hp (+): giải thích cho gia đình và đưa ra quyết định có điều trị diệt Hp hay không sau thảo luận với cha mẹ/người giám hộ trẻ.
* Cận lâm sàng
– CTM
– SHM, SH nước tiểu
– Đông máu toàn bộ.
– Siêu âm bụng, X-quang ổ bụng không chuẩn bị.
– Các xét nghiệm khác tùy theo triệu chứng của bệnh nhân

IV. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

Điều trị phác đồ 1:
– Trẻ <8 tuổi
Amoxicillin + Clarithromycin + PPI
Amoxicillin + Metronidazole + PPI
– Trẻ >8 tuổi
Amoxicillin + Clarithromycin + PPI
Amoxicillin + Metronidazole + PPI
Tetracyclin ( hoặc) Doxycyclin+Metronidazol+ PPI (Trẻ đã thay hết răng)
– Liều: Amoxicillin: 70 – 100 mg/kg/ngày
Clarithromycin: 20 – 25 mg/kg/ngày
PPI (omeprazole): 1.5 – 2.5 mg/kg/ngày
Metronidazol : 25 – 30 mg/kg/ngày
Tetracyclin : 50 mg/kg/ ngày
Doxycyclin : 5 mg/kg/ngày
*Đánh giá hiệu quả diệt H. Pylori:
– Tiến hành sau khi: Dừng kháng sinh ≥4 tuần
Dừng PPI ≥2 tuần.
– Phương pháp: Test thở C13 hoặc Test phân
– Kết quả:
Nếu test (-) sạch vi khuẩn
Nếu (+) còn vi khuẩn, phác đồ thất bại.
Trường hợp điều trị thất bại:
– Nếu bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng: cần theo dõi và hẹn khám lại định kỳ.
– Nếu bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng: bệnh nhân được tiến hành nội soi dạ dày, urease test, mô bệnh học, nuôi cấy HP và làm kháng sinh đồ.
Nếu cấy H.pylori (+) và làm được kháng sinh đồ: điều trị theo kháng sinh đồ: kết hợp 2 loại kháng sinh nhạy cảm + PPI trong 2 tuần.
+ Nếu cấy H.pylori (-):
Thay kháng sinh khác loại kháng sinh đã dùng trong phác đồ 1
Tăng liều
Kéo dài thời gian điều trị
Phối hợp Bismuth

V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

1. Tiên lượng

Ngày nay tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn Hp ngày càng gia tăng.
Hơn nữa tỷ lệ tái nhiễm HP sau điều trị cao do thói quen ăn uống, ý thức giữ gìn vệ sinh của trẻ còn thấp nên vậy việc điều trị viêm dạ dày mạn có nhiễm HP ở trẻ em gặp rất nhiều khó khăn.

2. Biến chứng

– Xuất huyết tiêu hóa
– Hẹp môn vị
– Thủng ống tiêu hóa.
– Ung thư hóa

VI. PHÒNG BỆNH

– Hạn chế sử dụng thực phẩm làm thay đổi môi trường pH của dạ dày như đồ ăn chưa nhiều gia vị chua cay mặn ngọt…Không nên sử dụng thực phẩm quá cứng, nhiều chất xơ .
– Duy trì thói quen ăn đúng giờ và đủ bữa, không để quá đói hay quá no. Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không ăn quá khuya, không ăn trước khi ngủ 3 tiếng.
– Ưu tiên sử dụng thực phẩm mềm lỏng dễ tiêu, nên nghỉ ngơi sau khi ăn, không chạy nhảy vận động mạnh
– Khi sử dụng thuốc để điều trị cần phải tuân thủ theo phác đồ điều trị. Tuyệt đối không sử dụng thuốc quá liều hay lạm dụng thuốc giảm đau gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày.
Các thông tin có tính chất tham khảo, không tự ý sử dụng các thuốc khi chưa có chỉ định của bác sỹ!
Nguồn: Ds Vũ Chung Thành

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here