Phenobarbital là thuốc gì? Công dụng và cách dùng

0
740

Dược động học

Phenobarbital hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, khi cần có thể tiêm tĩnh mạch. Không nên tiêm dưới da và tiêm bắp vì gây đau và dễ hoại tử nơi tiêm. Sau khi uống thuốc khoảng 60 phút, xuất hiện tác dụng và duy trì được 8-12 giờ. Phenobarbital liên kết với protein khoảng 50%, phân bố rộng vào các mô. Đặc biệt là não, qua được nhau thai và sữa mẹ. Chuyển hoá ở gan bằng phản ứng hydroxyl hoá tạo chất chuyển hoá không có hoạt tính. Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, tốc độ thải trừ phụ thuộc vào PH nước tiểu (PH nước tiểu giảm làm chậm thải trừ thuốc, tác dụng kéo dài và ngược lại).

phenobarbital-la-thuoc-gi-2

Tác dụng của phenobarbital và cơ chế

Trên thần kinh trung ương

Phenobarbital có tác dụng ức chế thần kinh trung ương. Tùy thuộc vào liều lượng, thuốc có tác dụng an thần, gây ngủ, chống động kinh, chống co giật. 

An thần (liều thấp)

Thuốc làm giảm lo lắng, bồn chồn, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Gây ngủ (liệu trung bình)

Barbiturat tạo ra được giấc ngủ tương tự giấc ngủ sinh lý, nhưng có nhiều giấc mơ.

Chống động kinh (liều trung bình hoặc liều cao)

Thuốc có tác dụng chống động kinh cơn lớn và động kinh cục bộ (cục bộ vận động hoặc cảm giác) do ức chế phóng điện quá mức ở não, đồng thời làm tăng ngưỡng đáp ứng của các nơ ron thần kinh trung ương với kích thích.

Cơ chế 

Phenobarbital và các barbiturat có tác dụng ức chế thần kinh trung ương bằng cách tạo thuận lợi cho các acid gamma aminobutyric (GABA) gắn vào receptor GABA.

Ngoài ra, phenobarbital còn tăng cường chất dẫn truyền ức chế glycine và ức chế chất dẫn truyền kích thích acid glutamic. Ở nồng độ cao ức chế cắt kênh Nạ+.

Tác dụng lên các cơ quan:

Ở liều điều trị, thuốc làm giảm nhẹ hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Ở liều cao, gây ức chế tìm, hạ huyết áp, ức chế hô hấp, dễ gây rối loạn hô hấp (do làm giảm đáp ứng của trung tâm hô hấp với nồng độ CO2). Ngoài ra, còn làm giảm hoạt động có trơn, giảm chuyển hóa, giảm thân nhiệt, giảm sức lọc cầu thận, giảm bài niệu, trường hợp nặng gây vô niệu.

Phenobarbital làm tăng cường tác dụng của các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác như: clorpromazin, thuốc gây mê, rượu và đối kháng với tác dụng kích thích thần kinh trung ương của strychnin, niketamid, pentetrazol…

phenobarbital-la-thuoc-gi-2

Chỉ định của thuốc

  • Bệnh nhân có triệu chứng co giật, động kinh lớn, phòng co giật do sốt cao ở trẻ nhỏ.
  • Tiền mê.
  • Các trạng thái thần kinh bị kích thích lo âu, căng thẳng. 
  • Các trạng thái mất ngủ nặng (ít dùng).
  • Trăng bilirubin huyết, vàng da ở trẻ sơ sinh.
  • Ngoài ra, phenobarbital còn được phối hợp với các thuốc khác để điều trị cơn đau thắt ngực, đau nửa đầy, nhồi máu não và một số rối loạn ở hệ thần kinh trung ương. 

Tác dụng không mong muốn và độc tính

Tác dụng không mong muốn

Thường liên quan tới tác dụng ức chế thần kinh trung ương như buồn ngủ, ngủ gà, nhức đầu, chóng mắt, lú lẫn, mất điều hoà động tác, rung giật nhãn cầu. Có thể gặp tác dụng nghịch thường: mất ngủ, kích thích, có cơn ác mộng, sợ hãi.

Các tác dụng không mong muốn khác gồm: rối loạn chuyển hóa porphyrin, dị ứng, giảm hồng cầu, thiếu máu do thiếu acid folic.

Độc tính cấp:

Thường gặp khi dùng liều cao gấp 5-10 lần liều bình thường. Biểu hiện ngộ độc là ngủ sâu, mất phản xạ, hạ thân nhiệt, giang đồng từ, trụy tim mạch, trụy hô hấp, hôn mê có thể tử vong. 

Độc tính mạn: 

Thường gặp khi dùng thuốc kéo dài. Khi đã quen thuốc, nếu ngừng đột ngột sẽ gặp hội chứng cai thuốc: co giật, mê sảng, mất ngủ, đau cơ khớp…

Chống chỉ định

  • Bệnh nhân suy hô hấp.
  • Bệnh nhân bị suy gan nặng.
  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Chế phẩm và liều dùng

Chế phẩm:

Gardenal, viên nén 15mg, 50mg và 100mg. Luminal, dạng tiêm ống 1ml chứa 200mg.

Liều dùng:

  • An thần: 30-120mg/ngày.
  • Gây ngủ: 100-320mg trước khi đi ngủ.
  • Chống co giật: 100-300ng/ ngày, chia 2-3 lần.

phenobarbital-la-thuoc-gi-2

Tương tác thuốc

Phenobarbital là chất gây cảm ứng mạnh các enzym chuyển hóa thuốc cytochrome vì vậy giảm hoặc mất tác dụng của nhiều thuốc phối hợp.

Các thuốc sâu đây khi dùng đồng thời với phenobarbital hoặc các barbiturat khác sẽ bị giảm tác dụng: thuốc chống đông máu dẫn xuất coumarin, sulfamid chống tiểu đường, thuốc chống trầm cảm ba vòng, kháng sinh rifampicin, griseofulvin, các corticoid, viên uống tránh thai…

Bản thân phenobarbital còn gây tự cảm ứng, vì vậy khi dùng lâu dài tác dụng của chúng nó cũng bị giảm.

Ngược lại, một số thuốc lại làm tăng tác dụng của phenobarbital như: phenylbutazone, thuốc an thần kinh và các thuốc ức chế thần kinh khác.

Cách bảo quản phenobarbital như thế nào?

Bạn nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm mốc và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Tùy vào mỗi loại thuốc mà các phương pháp bảo quản cũng khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here