Thuốc giảm đau không steroid là gì

0
861

“VIÊM” LÀ GÌ?

Viêm là phản ứng tự vệ của cơ thể nhằm phá huỷ hoặc loại trừ các “vật lạ” khi chúng xăm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, quá trình viêm được ví như ném que diêm vào hộp pháo hoa: một khi nó đã bắt lửa thì khó có thể dập tắt!
Trong phản ứng viêm, nhiều loại tế bào được hoạt hóa, tập trung đến ổ viêm như đại thực bào, bạch cầu đa nhân, bạch cầu đơn nhân, tế bào lympho, dưỡng bào, tiểu cầu, tế bào nội mạc… giải phóng ra nhiều chất hóa học có hoạt tính sinh học cao, gọi là các chất trung gian hóa học (TGHH) của viêm như prostaglandin, leucotrien, histamin, serotonin… Các chất TGHH này lại hoạt hóa các tế bào khác làm giải phóng các enzym tiêu protein (các proteinase), các interleukin 1, 2, 3, TNF, các superoxyd, các ion hydroxyl, hydroperoxyd… Những chất này lại tiếp tục gây thương tổn mô, khép kín “vòng luẩn quẩn” của quá trình viêm mạn tính. Hiện tượng này càng rõ rệt khi ổ viêm bị “giam giữ” trong một khoang của cơ thể (như ổ khớp), các chất TGHH không bị cuốn vào tuần hoàn chung.

THUỐC CHỐNG VIÊM LÀ GÌ?

Mục tiêu của điều trị là phải kiểm tra được các quá trình viêm. Sự hiêu biết về các chất TGHH có vai trò quan trọng trong viêm sẽ đưa đến sự phát triển hợp lý các thuốc mới có hiệu quả điều trị tốt hơn.
Vì viêm sinh ra sốt và đau cho nên các thuốc trước đây được gọi là thuốc giảm đau – hạ sốt và chống viêm, nay còn được gọi là thuốc chông viêm không steroid để phân biệt với một nhóm thuốc chống viêm khác có nguồn gốc từ vỏ thượng thận, mang nhân steroid là thuốc chống viêm steroid.
Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) gồm nhiều nhóm thuốc có cấu trúc hóa học rất khác nhau (phần lớn đều là acid hữu cơ), nhưng đều có các tác dụng dược lý chung là giảm đau, hạ sốt, chống viêm và ức chế đông vón tiêu cầu với mức độ khác nhau. Đại diện chung là acid acetylsalicylic (Aspirin).

CÁC TÁC DỤNG CHÍNH VÀ CƠ CHẾ CỦA THUỐC CHỐNG VIÊM KHÔNG STEROID:

Tác dụng chống viêm:

Các NSAID có tác dụng trên hầu hết các loại viêm không kể đến nguyên nhân, theo các cơ chế sau:

  • Ức chế sinh tổng hợp prostaglandin (PG) do ức chê có hồi phục cyclooxygenase (COX), làm giảm PGE2 và PGFla là những trung gian hóa học của phản ứng viêm.
    Làm vững bền màng lysosom (thể tiêu bào): ở ổ viêm, trong quá trình thực bào, các đại thực bào làm giải phóng các enzym của lysosom (hydrolase, aldolase, phosphatase acid, collagenase, elastase…), làm tăng thêm quá trình viêm. Nhờ khả năng làm vững bền màng lysosom, các thuốc NSAID có thể ngăn cản giải phóng các enzym phân giải, ức chế quá trình viêm.
  • Ngoài ra có thể còn có thêm một sô cơ chê khác như đối kháng với các chất trung gian hoá học của viêm do tranh chấp với cơ chất của enzym, ức chế di chuyển bạch cầu, ức chế phản ứng kháng nguyên- kháng thể.
  • Tuy các thuốc NSAID đều có tác dụng giảm đau – chống viêm, song lại khác nhau giữa tỷ lệ liều chống viêm/ liều giảm đau. Tỷ lệ ấy lớn hơn hoặc bằng 2 với hầu hết các thuốc NSAID, kể cả aspirin (nghĩa là liều có tác dụng chống viêm cần phải gấp đôi liều có tác dụng giảm đau) nhưng lại chỉ gần bằng 1 với indometacin, phenylbutazon và piroxicam.

Tác dụng giảm đau

  • Chỉ có tác dụng vối các chứng đau nhẹ, khu trú. Tác dụng tốt với các chứng đau do viêm (đau khớp, viêm cơ, viêm dây thần kinh, đau răng, đau sau mổ). Khác với morphin, các thuốc này không có tác dụng với đau nội tạng, không gây ngủ, không gây khoan khoái và không gây nghiện.
  • Do làm giảm tổng hợp PGF2a nên các thuốc NSAID làm giảm tính cảm thụ của các ngọn dây cảm giác với các chất gây đau của phản ứng viêm như bradykinin, histamin, serotonin. Đối với một số chứng đau sau mổ, NSAID có thể có tác dụng giảm đau mạnh hơn cả morphin vì mô đã gây ra viêm.
  • Trong đau do chèn ép cơ học hoặc tác dụng trực tiếp của các tác nhân hóa học, kể cả tiêm trực tiếp prostaglandin, các thuốc NSAID có tác dụng giảm đau kém hơn, càng chứng tỏ cơ chế quan trọng của giảm đau do thuốc NSAID là do ức chê tổng hợp PG. Ngoài ra có thể còn những cơ chê khác.

Tác dụng hạ sốt

  • Với liều điều trị, NSAID chỉ làm hạ nhiệt trên những người sốt do bất kỳ nguyên nhân gì, không có tác dụng hạ nhiệt trên người thường. Khi vi khuẩn, độc tố, nấm… (gọi chung là các chất gây sốt ngoại lai) xâm nhập vào cơ thể sẽ kích thích bạch cầu sản xuất các chất gây sốt nội tại (các cytokin, interferon, TNFa…). Chất này hoạt hóa prostaglandin synthetase, làm tăng tổng hợp PG (đặc biệt là PGE1, E2) từ acid arachidonic của vùng dưối đồi, gây sốt do làm tăng quá trình tạo nhiệt (rung cơ, tăng hô hấp, tăng chuyển hóa) và giảm quá trình mất nhiệt (co mạch da).
  • Thuốc NSAID do ức chê prostaglandin synthetase, làm giảm tổng hợp PG, có tác dụng hạ sốt do làm tăng quá trình thải nhiệt (giãn mạch ngoại biên, ra mồ hôi), lập lại thăng bằng cho trung tâm điều nhiệt ở vùng dưối đồi.
  • Các thuốc NSAID không ức chế được sốt do tiêm trực tiếp PG vào vùng dưới đồi. Vì không có tác dụng đến nguyên nhân gây sốt nên thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng chữa triệu chứng, sau khi thuốc bị thải trừ, sốt sẽ trở lại (Xem hình 2).

thuoc-giam-dau-khong-steroid-2
Tác dụng chống ngưng kết tiểu cẩu

  • Trong màng tiểu cầu có chứa nhiều thromboxan synthetase (COX-1) là enzym chuyển endoperoxyd của PGG/H thành thromboxan A2 (chỉ tồn tại 1 phút) có tác dụng làm đông vón tiểu cầu. Nhưng nội mạc mạch cũng rất giàu prostacyclin synthetase, là enzym tổng hợp PGI2 có tác dụng đối lập vối thromboxan A2. Vì vậy tiểu cầu chảy trong mạch bình thường không bị đông vón. Khi nội mạch bị tổn thương, PGI2 giảm; mặt khác, khi tiểu cầu tiếp xúc với thành mạch bị tổn thương, ngoài việc giải phóng ra thromboxan A2 còn phóng ra các “giả túc” làm dính các tiểu cầu với nhau và với thành mạch, dẫn tới hiện tượng ngưng kết tiểu cầu. Các thuốc NSAID ức chế thromboxan synthetase, làm giảm tổng hợp thromboxan A2 của tiểu cầu nên có tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu (hình 3).

thuoc-giam-dau-khong-steroid-2

  • Tiểu cầu không có khả năng tổng hợp protein nên không tái tạo được cyclooxygenase. Vì thế, một liều nhỏ của aspirin (50-320mg/ngày) đã có thể ức chế không hồi phục cyclooxygenase-1 suốt cuộc sống của tiểu cầu (8- 11 ngày).
  • Asipirin là thuốc duy nhất trong nhóm NSAID có tác dụng này nên được dùng để điểu trị dự phòng nhồi máu. Các thuốc khác trong nhóm chỉ ức chế không hồi phục COX-1.

Cơ chế chung của thuốc NSAID: ức chế sinh tổng hợp prostaglandin:

  • Cơ chế tác dụng chính của các thuốc NSAID là ức chế enzym cyclooxygenase (COX), làm giảm tổng hợp các prostaglandin là những chất TGHH có vai trò quan trọng trong việc làm tăng và kéo dài đáp ứng viêm ở mô sau tổn thương.
  • Khi tổn thương, màng tế bào giải phóng phospholipid màng. Dưới tác dụng của phospholipase A2 (là enzym bị corticoid ức chế), chất này chuyển thành acid arachidonic. Sau đó, một mặt, dưới tác dụng của lipooxygenase (LOX), acid arachidonic tạo thành các leucotrien có tác dụng co khí quản (do đó không dùng cho người bị hen suyễn); mặt khác, dưới tác dụng của cyclooxygenase, acid arachidonic tạo ra PGE2 (gây viêm, đau), prostacyclin (PGI2) và thromboxan A2 (TXA2) tác động đến sự lắng đọng tiểu cầu. Các NSAID ức chê COX nên ức chế được các phản ứng viêm (hình 4).

thuoc-giam-dau-khong-steroid-2

  • Có hai loại COX, được gọi là COX- 1 và COX- 2 có chức phận khác nhau và các thuốc chống viêm tác dụng với mức độ khác nhau trên COX- 1 và COX-2 (hình 5).

thuoc-giam-dau-khong-steroid-2

  • COX-1 có tác dụng duy trì các hoạt động sinh lý bình thường của tế bào, là một “enzym cấu tạo”. Enzym có mặt ở hầu hết các mô, thận, dạ dày, nội mạc mạch, tiểu cầu, tử cung, tinh hoàn … Tham gia trong quá trình sản xuất các PG có tác dụng điều hoà các chức phận sinh lý, ổn định nội môi, bảo vệ tế bào, do đó còn gọi là “enzym giữ nhà” (“house keeping enzyme”):
    • Thromboxan A2 của tiểu cầu.
    • Prostacyclin trong nội mạc mạch, niêm mạc dạ dày.
    • Prostaglandin E2 tại dạ dày bảo vệ niêm mạc.
    • Prostaglandin E2 tại thận, đảm bảo chức phận sinh lý.
  • COX- 2 có chức phận thúc đẩy quá trình viêm. Thấy ở hầu hết các mô với nồng độ rất thấp, ở các tế bào tham gia vào phản ứng viêm (bạch cầu đơn nhân, đại thực bào, bao hoạt dịch khớp, tế bào sụn). Trong các mô viêm, nồng độ COX- 2 có thể tăng cao tới 80 lần do các kích thích viêm gây cậm ứng và hoạt hóa mạnh COX-2. Vì vậy COX-2 còn được gọi là “enzym cảm ứng”.

Như vậy, thuốc ức chê COX- 1 nhiều sẽ gây nhiều tác dụng không mong muốn, thuốc ức chế COX- 2 mạnh sẽ có tác dụng chống viêm mạnh mà ít gây tác dụng phụ.

(Nguồn: FB Cộng đồng Y – Dược Việt Nam)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here