Bạn đang tìm hiểu về thuốc PymeFeron B9, bạn không hiểu rõ tác dụng của thuốc PymeFeron B9 cũng như giá thuốc PymeFeron B9 trên thị trường là bao nhiêu.Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin về Thuốc PymeFeron B9 qua bài viết dưới đây để hiểu rõ về thuốc PymeFeron B9.
Mục lục
1. Thuốc PymeFeron B9 là thuốc gì, tác dụng của thuốc PymeFeron B9
Thuốc PymeFeron B9 thuộc nhóm thuốc bổ sung khoáng chất và vitamin.
Tác dụng thuốc PymeFeron B9:
– Bổ sung sắt, acid folic; giúp dự phòng thiếu máu và thiếu sắt trong các trường hợp mất máu do phẫu thuật, chấn thương, người hiến máu. Hỗ trợ làm giảm triệu chứng da xanh xao, gầy yếu, hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu thiếu sắt, giúp tăng cường sức khỏe, giúp thai nhi và trẻ em phát triển khỏe mạnh
– Giúp ngăn ngừa thiếu máu ở phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em tuổi dậy thì, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, rong kinh.

2. Thuốc PymeFeron B9 có giá bao nhiêu
Thuốc PymeFeron B9 có giá: 50.000đ/hộp.
3. Thành phần của thuốc PymeFeron B9
– Sắt nguyên tố (dưới dạng Sắt (II) sulfat) 50mg;
– Acid folic 350mcg
– Tá dược vừa đủ 1 viên
Dạng bào chế: viên nang cứng.
Quy cách đóng gói:
– Hộp 3 vỉ, hộp 10 vỉ x 10 viên.
4. Đối tượng sử dùng thuốc PymeFeron B9
– Điều trị và dự phòng các loại thiếu máu do thiếu sắt, cần bổ sung sắt.
– Các trường hợp tăng nhu cầu tạo máu: phụ nữ mang thai, cho con bú, thiếu dinh dưỡng, sau khi mổ, giai đoạn hồi phục sau bệnh nặng.
5. Cách dùng và Liều dùng của thuốc PymeFeron B9
– Liều dùng theo chỉ định của bác sĩ hoặc dùng liều trung bình cho người lớn là:
Dự phòng: 1 viên/ngày.
Điều trị: theo hướng dẫn của bác sĩ;
– Uống sau khi ăn.
Chú ý: Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để điều trị bệnh.
6. Đối tượng không nên sử dụng thuốc PymeFeron B9
– Tiền sử mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
– Bệnh gan nhiễm sắt.
– Thiếu máu huyết tán.
– Bệnh đa hồng cầu.
7. Thận trọng khi sử dụng thuốc PymeFeron B9
– Người có lượng sắt trong máu bình thường tránh dùng thuốc kéo dài.
– Ngưng thuốc nếu không dung nạp.

8. Tác dụng phụ của thuốc PymeFeron B9
– Đôi khi có rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, đau bụng trên, táo bón hoặc tiêu chảy.
– Phân có thể đen do thuốc.
9. Tương tác thuốc PymeFeron B9
– Tránh dùng phối hợp sắt với ofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin.
– Sắt có thể chelat hoá với các tetracyclin và làm giảm hấp thu của cả hai loại thuốc.
– Cholestyramin làm giảm sự hấp thu sắt.
– Uống đồng thời với các thuốc kháng acid và các khoáng chất bổ sung như: các hợp chất chứa calci, magnesi, bicarbonat, carbonat, oxalat hay phosphat có thể làm-giảm sự hấp thu sắt. Để tránh tương tác thuốc, nếu cần dùng phối hợp có thể uống viên sắt và các thuốc trên cách xa nhau trên 2 giờ.
– Dùng đổng thời với các thực phẩm như: trà (chè), cà phê, sữa, trứng và ngũ cốc cũng có thể làm giảm sự hấp thu sắt. Không nên uống sắt trong vòng 2 giờ trước hay sau khi dùng các thực phẩm này.
– Các chế phẩm sắt dùng đường uống có thể đối kháng tác dụng hạ huyết áp của methyldopa.
– Sắt có thể làm giảm hấp thu của penicilamin, carbidopa/levodopa, các quinolon, các hormon tuyến giáp và các muối kẽm. Nếu cần dùng phối hợp có thể uống viên sắt và các thuốc trên cách nhau ít nhất 2 giờ.
– Sự hấp thu của các muối sắt được tăng cường bởi acid ascorbic.
10. Dược lực học
Sắt là một nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu. sắt là một thành phần thiết yếu của cơ thể, cần thiết cho sự tạo thành hemoglobin và cho các tiến trình trong các mô sống cần có oxy.
Sử dụng sắt giúp khắc phục những bất thường trong sự tạo hồng cầu do thiếu sắt. Sắt không kích thích tạo hổng cầu, cũng không chữa các rối loạn hemoglobin không do thiếu sắt.
Acid folic cần thiết cho sự tổng hợp nucleoprotein và duy trì sự tạo hổng cầu bình thường.
Acid folic có trong sản phẩm để hạn chế sự rối loạn tiêu hoá thường có liên quan với hầu hết các chế phẩm sắt uống và đề phòng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu folat.
Trong cơ thể, acid folic bị khử thành tetrahydrotolat hoạt động như một coenzym trong nhiều quá trình chuyển hoá, bao gồm tổng hợp purỉn và thymidylat của acid nucleic. Tổn hại đến tổng hợp thymidylat ở người thiếu hụt acid folic tác động xấu đến tổng hợp DNA, dẫn đến hình thành nguyên hồng cầu khổng lồ và thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ và hồng cầu to.
11. Dược động học
Muối sắt II thường ít được hấp thu, chỉ khoảng 10 – 20% liều thường dùng. Sự hấp thu được hỗ trợ bởi dịch tiết acid dạ dày hoặc các acid trong thức ăn và dễ dàng tác động hơn khi sắt ở dạng sắt II. Sự hấp thu cũng tăng lên khi có tình trạng thiếu hụt sắt hoặc trong điều kiện ăn kiêng, nhưng lại giảm xuống nếu dự trữ của cơ thể đã quá thừa.
Sắt II qua niêm mạc tiêu hóa đi thẳng vào máu và ngay lập tức kết hợp với transferrin. Transferrin vận chuyển sắt đến tủy xương để kết hợp thành hemoglobin.
Hầu hết sắt được phóng thích do sự phá hủy hemoglobin được cơ thể giữ lại và tái sử dụng. Sự bài tiết của sắt chủ yếu qua sự bong tróc các tế bào như da, màng nhầy tiêu hoá, móng và tóc, chỉ có một lượng sắt rất ít được bài tiết qua mật và mồ hôi.
Việc giải phóng acid folic được thực hiện nhanh chóng tới dạ dày và bảo đảm hiện diện trong phần đầu của ruột non. Acid folic được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa và phân bố rộng rãi trong các mô cơ thể. Vitamin này được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng chuyển hóa hoặc dạng không biến đổi.
Thông tin thuốc PymeFERON B9
Tên thuốc: PymeFERON B9
Hoạt chất – hàm lượng: Sắt nguyên tố (dưới dạng Sắt (II) sulfat) 50mg; Acid Folic 350mcg.
Dạng bào chế: Viên nang cứng.
Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ, hộp 10 vỉ x 10 viên.
Tiểu chuẩn: TCCS.
Bảo quản: Nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Số đăng ký:VD-25896-16.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Pymepharco.
Nhà đăng ký: Công ty cổ phần Pymepharco
Địa chỉ đăng ký: 166 – 170 Nguyễn Huệ, Tuy Hòa, Phú Yên – Việt Nam.
Thuốc kháng sinh không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.