Mục lục
Dược động học
Lidocain hấp thu được qua đường tiêu hóa ra nhưng bị chuyển hóa qua gan lần đầu lớn. Tiêm gây giãn mạch nơi tiêm, vì vậy nếu dùng gây tê thường phối hợp với chất co mạch để giảm hấp thu thuốc. Vào máu, thuốc liên kết với protein huyết tương khoảng 7gh0%. Thuốc có ái lực cao với tổ chức hơn huyết tương đặc biệt là phổi, não, sau đó đi đến tim, gan, lách, ruột, cơ và mô mỡ. Thuốc qua nhau thai khoảng 40%. Thuốc chuyển hoá ở gan khoảng 70% bằng phản ứng alkyl hoá và hydroxyl hoá tạo ra 2 chất chuyển hóa quan trọng là monoethyl glycin xilidin (MEGX) và glycinxylidin (GX) vẫn còn hoạt tính chống loạn nhịp tim. Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng đã chuyển hóa.
Tác dụng
Tác dụng của lidocaine là gì?
Gây tê
Lidocaine vừa có tác dụng gây tê bề mặt đỏ thuốc thấm tốt quá niêm mạc vừa có tác dụng gây tê bề sâu ( gây tê dẫn truyền, gây tê tiêm thấm).
Tác dụng của lidocaine mạnh hơn procaine khoảng 4 lần và độc hơn. Tác dụng xuất hiện nhanh và kéo dài hơn. Vì thuốc gây giãn mạch nơi tiêm nên thường phải phối hợp với các chất gây co mạch như nor adrenaline, adrenaline ở tỷ lệ 1/80.000 hoặc 1/100.000 để kéo dài tác dụng gây tê và giảm tác dụng không mong muốn của thuốc.
Trên thần kinh vận động và thần kinh thực vật: tác dụng tương tự procaine.
Chống rối loạn nhịp
Giống quidinin, thuốc có tác dụng ổn định màng tế bào làm giảm tính tự động và rút ngắn thời kỳ trơ của tim, ít ảnh hưởng tới sự co bóp của cơ tim và mạch ngoại vi.
Chỉ định
- Gây tê: gây tê niêm mạc, gây tê tiêm thấm và gây tê dẫn truyền.
- Chống loạn nhịp tim: loạn nhịp tim do ngộ độc digitalis, loạn nhịp thất do huyết khối cơ tim, loạn nhịp do thuốc gây mê và ngoại tâm thu.
Tác dụng không mong muốn
- Dùng gây tê (tại chỗ): có thể gặp viêm tắc tĩnh mạch, viêm màng nhện, shock phản vệ.
- Dùng chống loạn nhịp tim, hạ huyết áp, có giật.
- Quá liều gây trụy tim mạch, rung tâm thất, rối loạn nhịp hoặc ngừng tim, ngừng hô hấp, có thể gây tử vong.
Chống chỉ định
- Bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của lidocaine.
- Bệnh nhân mắc hội chứng Adams Stokes, rối loạn xoang-nhĩ nặng, block nhĩ thất, suy tim nặng.
- Bệnh nhân mắc chứng bệnh nhược cơ.
- Bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan.
- Chế phẩm và liều dùng
Chế phẩm và tác dụng
Dùng ngoài: khí dung 10%, gel 5%; thuốc mỡ 2,5%, kem 2%, dung dịch 2% và 4%.
Dung dịch tiêm 1 và 2% ống 2ml, lọ 10 và 20ml.
Liều dùng:
Gây tê bề mặt dựng dịch 1-5% dùng đắp lên da và niêm mạc.
Gây tê dẫn truyền và tiêm thấm: 40-200mg. Liều điều trị 400mg loại có adrenaline, 500mg loại không có adrenaline.
Phòng và điều trị loạn nhịp tim: xem bài “Loạn nhịp tim” – chương 1, dược lý 2.
Tác dụng phụ của lidocaine
Khi sử dụng thuốc mà bạn cảm thấy có bất kể biểu hiện nào của tác dụng phụ, thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời, Một số biểu hiện của tác dụng phụ khi sử dụng Lidocain mà bạn có thể gặp là:
- Người bệnh cảm thấy bồn chồn, lo lắng, cơ thể run rẩy, hay chán nản;
- Có dấu hiệu buồn ngủ, buồn nôn, ù tai, mờ mắt;
- Xuất hiện triệu chứng lú lẫn, co giật, động kinh (co giật);
- Nhịp tim đập nhanh, thở nhanh, cảm giác nóng hoặc lạnh bất thường;
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, yếu trong người, thở gấp, nhịp tim chậm, xung yếu;
- Có dấu hiệu chóng mặt và cảm giác muốn ngất xỉu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng như:
Bầm tím nhẹ, mẩn đỏ, ngứa, hoặc sưng tại chỗ tiêm thuốc;
- Chóng mặt nhẹ;
- Tê tại chỗ tiêm thuốc
Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Tương tác của thuốc
Lidocaine và các thuốc gây tê cấu trúc amid chuyển hoá ở gan, nên các thuốc ức chế enzym gan như thuốc kháng histamin H2 làm tăng tác dụng và kéo dài tác dụng của lidocaine và các thuốc gây tê cùng loại.
Dùng đồng thời thuốc ức chế propranolol với lidocaine có thể làm chậm chuyển hóa lidocaine đó làm giảm lưu lượng máu tới gan dẫn đến tăng nguy cơ ngộ độc lidocaine.
Cách bảo quản thuốc lidocaine
Đối với tất cả loại thuốc bạn cần bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong nhiệt độ đông đá. Tuy nhiên mỗi loại thuốc sẽ có phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, khi mua thuốc bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản in trên bao bì, hoặc hỏi lại dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.