Thuốc bisoloc plus là thuốc gì, thuốc bisoloc plus có tác dụng gì, thuốc bisoloc plus có giá bao nhiêu… hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu những thông tin liên quan đến thuốc bisoloc plus qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Bisoloc plus là thuốc gì? Thuốc Bisoloc plus có tác dụng gì?
Thuốc Bisoloc plus là thuốc gì?
Thuốc bisoloc plus thuộc nhóm thuốc chẹn betam adrenergic chọn lọc.
Tác dụng thuốc Bisoloc plus:
Thuốc bisoloc có tác dụng điều trị tăng huyết áp. Đau thắt ngực. Suy tim mãn tính ổn định, từ vừa đến nặng, kèm giảm chức năng tâm thu thất trái sử dụng cùng với các thuốc ức chế enzym chuyển, lợi tiểu, và có thể với glycosid trợ tim
2. Thuốc bisoloc pluscó giá bán thế nào?
– Thuốc Bisoloc 2.5mg có giá: 35.000đ/hộp 3 vỉ x 10 viên.
– Thuốc Bisoloc 5mg có giá: 45.000đ/hộp 3 vỉ x 10 viên.
3. Thành phần thuốc bisoloc plus :
• Bisoprolol fumarate: 2.5 mg hoặc 5 mg,
• Hydrochlorothiazide: 6.25 mg
• Tá dược vừa đủ 1 viên
Dạng bào chế:
Thuốc bisoloc plus được bào chế dạng: viên nén
Quy cách đóng gói:
Thuốc bisoloc plus được đống gọi dạng: hộp 1 vỉ x 10 viên, 3 vỉ x 10 viên.

4. Đối tượng sử dụng thuốc bisoloc plus:
-
Thuốc bisoloc plus 2,5mg:
Điều trị suy tim mạn ổn định từ vừa đến nặng cho bệnh nhân giảm chức năng tâm thu thất (phân suất tống máu ≤ 35%, dựa trên siêu âm tim) kết hợp với thuốc ức chế men chuyển và lợi tiểu, và các glycoside trợ tim nếu cần.
-
Thuốc bisoloc plus 5mg:
Điều trị tăng huyết áp và bệnh mạch vành (cơn đau thắt ngực).
Điều trị suy tim mạn ổn định từ vừa đến nặng cho bệnh nhân giảm chức năng tâm thu thất (phân suất tống máu ≤ 35%, dựa trên siêu âm tim) kết hợp với thuốc ức chế men chuyển và lợi tiểu, và các glycoside trợ tim nếu cần.
5. Cách dùng và liều dùng thuốc bisoloc plus:
Liều dùng và cách sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh việc tự ý dùng thuốc hoặc lạm dụng thuốc mà gây ra những hậu quả không lường trước.
Liều huyết áp cao thông thường dành cho người lớn
• Liều khởi đầu: bạn dùng bisoprolol 5mg uống mỗi ngày một lần.
• Liều duy trì: 5-20mg uống mỗi ngày một lần.
Liều suy tim sung huyết thông thường cho người lớn
• Liều ban đầu: 1,25mg uống mỗi ngày một lần.
• Liều duy trì: liều lượng này có thể tăng lên 1,25mg sau 48 giờ, sau đó dùng hàng tuần
khi cần thiết và được khuyến cáo dung nạp tối đa 5 mg cho liều hàng ngày.
Liều phòng ngừa đau thắt ngực thông thường cho người lớn
• Liều khởi đầu: dùng bisoprolol 5mg uống mỗi ngày một lần.
• Liều duy trì: liều lượng có thể tăng lên khi cần thiết và được dung nạp để ngăn ngừa cơn đau thắt ngực của bệnh nhân. Nếu cần thiết, liều lượng có thể tăng lên khoảng 10 mg mỗi ba ngày, sau đó 20 mg mỗi ngày một lần.
Liều Tái Cự Tâm Thất Sớm thông thường dành cho người lớn
• Liều khởi đầu: bạn dùng bisoprolol 5mg uống mỗi ngày một lần.
• Liều duy trì: liều lượng có thể tăng lên khi cần thiết và được dung nạp để diệt trừ tái cực tâm thất sớm của bệnh nhân. Nếu cần thiết, liều lượng này có thể tăng lên khoảng 10 mg mỗi ba ngày, sau đó 20mg mỗi ngày một lần.
Liều nhịp tim nhanh trên thất thông thường cho người lớn
• Liều khởi đầu: bạn dùng bisoprolol 5mg uống mỗi ngày một lần.
• Liều duy trì: liều lượng này có thể tăng lên khi cần thiết và được dung nạp để kiểm soát nhịp tim nhanh của bệnh nhân . Nếu cần thiết, liều lượng này có thể tăng lên 10 mg mỗi ba ngày, sau đó 20 mg mỗi ngày một lần.
Điều chỉnh liều lượng cho thận
• CrCl ít hơn 40 ml/ phút: Liều khởi đầu: bạn dùng bisoprolol 2,5mg uống mỗi ngày một lần.
• Liều duy trì: 2,5-20 mg uống mỗi ngày một lần.
Điều chỉnh liều lượng cho gan
• Liều khởi đầu: bạn dùng bisoprolol 2,5mg uống mỗi ngày một lần.
• Liều duy trì: 2,5-20mg uống mỗi ngày một lần

6. Đối tượng không nên dùng thuốc bisoloc plus:
• Mẫn cảm với thành phần của thuốc
• Suy tim không kiểm soát được bằng thuốc; nhịp tim < 50 nhịp/phút; huyết áp thấp; hen phế quản nặng
• COPD mãn tính nặng; tắc nghẽn động mạch ngoại vi giai đoạn muộn, hội chứng Raynaud;
• U tuyến thượng thận chưa điều trị; cơn đau thắt ngực Prinzmetal; suy gan/thận nặng
7. Thận trọng khi sử dụng thuốc bisoloc plus:
• Trường hợp người có bệnh bị co thắt phế quản, cần dùng thuốc gây mê, đái tháo đường, cường giáp, suy thận hoặc gan.
• Phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ em khuyến cáo không dùng thuốc
• Khi lái xe hoặc vận hành máy cẩn trọng khi dùng thuốc
Lưu ý:
– Bệnh nhân bệnh tim, bệnh động mạch (đặc biệt hội chứng Raynaud), tiền sử hen phế quản, đái tháo đường, rối loạn tuyến giáp, thống phong, vảy nến, suy gan và thận, đang điều trị dị ứng, được gây mê hay đại phẫu, cắt bỏ thần kinh giao cảm, mang thai.
– Không cho con bú thời gian dùng thuốc.
– Khi lái xe/vận hành máy móc
8. Tác dụng phụ của thuốc:
• Tác dụng phụ thường gặp của bisoprolol có thể bao gồm cảm giác lạnh hoặc tê cóng ở chân tay, buồn nôn, nôn, tiêu chảy và táo bón.
• Các tác dụng phụ như mệt mỏi, chóng mặt hoặc nhức đầu xảy ra nhất là khi mới bắt đầu điều trị với bisoprolol, các tác dụng phụ này thường nhẹ và mất đi sau 1 đến 2 tuần điều trị.
• Các tác dụng phụ ít gặp bao gồm yếu cơ, vọp bẻ, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, chậm nhịp tim, rối loạn dẫn truyền tim, suy tim nặng hơn và hạ huyết áp tư thế đứng. Nếu bệnh nhân đang bị hen phế quản hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bisoprolol có thể gây co thắt cơ trơn phế quản nhưng ít gặp.
Các tác dụng hiếm gặp bao gồm tổn thương thính giác, viêm mũi dị ứng, viêm gan, rối loạn cường dương, giảm nước mắt, ác mộng, ảo giác, ngứa, đỏ bừng mặt, phát ban, tăng men gan.
9. Tương tác thuốc:
• Không được phối hợp bisoprolol với các thuốc chẹn beta khác.
• Thuốc chẹn calci: có thể làm giảm tính co thắt cơ tim và làm chậm dẫn truyền nhĩ thất và tụt huyết áp.
• Clonidine: làm tăng nguy cơ “tăng huyết áp hồi ứng” cũng như giảm nhịp tim và giảm dẫn truyền nhĩ thất nếu ngừng thuốc đột ngột.
• Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm I (như disopyramide, quinidine): có thể làm tăng thời gian dẫn truyền nhĩ thất và giảm sức bóp cơ tim.
• Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm III (như amiodarone): có thể làm tăng thời gian dẫn truyền nhĩ thất.
• Thuốc kích thích phó giao cảm (tacrine): dùng đồng thời có thể làm tăng thời gian dẫn truyền nhĩ thất và làm chậm nhịp tim.
• Insulin và các thuốc điều trị đái tháo đường dạng uống: tăng tác dụng hạ đường huyết.
• Thuốc gây mê: giảm bớt nhịp tim nhanh do phản xạ và tăng nguy cơ tụt huyết áp.
• Thuốc digitalis glycoside: làm giảm nhịp tim, tăng thời gian dẫn truyền nhĩ thất.
Thuốc kích thích giao cảm: phối hợp với bisoprolol có thể làm giảm tác dụng của cả 2 loại thuốc.
• Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, barbiturate, phenothiazine và các thuốc điều trị cao huyết áp khác: làm tăng tác dụng hạ huyết áp của bisoprolol.
• Mefloquine: tăng nguy cơ chậm nhịp tim.
• Rifampicin: làm tăng sự thanh thải và chuyển hóa, dẫn đến rút ngắn thời gian bán thải của bisoprolol. Tuy vậy, thường không phải tăng liều.
10. Dược lực học:
Bisoprolol là thuốc ức chế chọn lọc trên thụ thể β1-adrenergic, không có hoạt tính ổn định màng và không có hoạt tính kích thích giao cảm nội tại. Bisoprolol ít có ái lực với thụ thể β2 trên cơ trơn phế quản và thành mạch cũng như lên sự chuyển hóa. Do đó, bisoprolol ít ảnh hưởng lên sức cản đường dẫn khí và ít có tác động chuyển hóa trung gian qua thụ thể β2.
11. Dược động học:
Bisoprolol được hấp thu và đạt sinh khả dụng khoảng 90% sau khi uống. Bisoprolol liên kết với protein huyết tương khoảng 30%. Thời gian bán thải trong huyết tương từ 10-12 giờ, cho hiệu quả suốt 24 giờ sau khi uống 1 liều 1 ngày. Bisoprolol được bài tiết qua 2 đường: 50% thuốc chuyển hóa qua gan thành dạng không có hoạt tính và cuối cùng được thải qua thận, 50% còn lại được thải qua thận ở dạng không đổi. Vì sự đào thải xảy ra ở thận và gan ở cùng mức độ nên không cần điều chỉnh liều cho các bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.
Tóm tắt thông tin thuốc:
Tên thuốc: BISOLOC PLUS
Hoạt chất – hàm lượng: Bisoprolol fumara 5mg; Hydrochlorothiazid 6,25mg
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
Quy cách đóng gói: hộp 1 vỉ x 10 viên, 3 vỉ x 10 viên.
Hạn sử dụng: 24 tháng
Bảo quản: Nơi khô ráo, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ không quá 300C.
Tiêu chuẩn: TCCS
Số đăng ký: VD-17805-12
Nhà sản xuất: Công ty TNHH United Pharma Việt Nam
Nhà đăng ký: Công ty TNHH United Pharma Việt Nam
Địa chỉ: ấp 2, Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh
Thuốc kháng sinh không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.