Thuốc Vimotram là thuốc gì

0
819

Bạn đang sử dụng thuốc Vimotram, tuy nhiên bạn đang thắc mắc thuốc vimotram là thuốc gì, thuốc vimotram có tác dụng gì…. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ về thuốc Vimotram.

1. Thuốc Vimotram là thuốc gì, tác dụng của thuốc Vimotram

Thuốc Vimotram là dòng thuốc kháng sinh thuộc nhóm β-lactam

Tác dụng của thuốc Vimotram:

– Thuốc Vimotram có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn

2. Thuốc Vimotram có giá bao nhiêu

Thuốc Vimotram trên thị trường có giá 60.000đ/lọ

3. Thành phần của thuốc Vimotram

Thành phần chứa trong 1 lọ thuốc Vimotram :
– Sulbactam (dưới dạng sulbactam natri) : 0,5g.
– Amoxicilin (dưới dạng amoxicilin natri) : 1g.

Dạng bào chế: Thuốc bột pha tiêm.

Quy cách đóng gói:

– Hộp gồm 1 lọ chứa bột pha tiêm và 1 ống chứa nước pha tiêm.

Thuốc Vimotram
Thuốc Vimotram

4. Đối tượng sử dùng thuốc Vimotram

– Người bị nhiễm khuẩn da và mô mềm do các chủng sản xuất beta- lactamase.
– Người bị nhiễm khuẩn ổ bụng do các chủng sản xuất beta-lactamase.
– Nhiễm khuẩn phụ khoa do các chủng sản xuất beta-lactamase.

5. Cách dùng và Liều dùng thuốc Vimotram

– Thuốc này chỉ dùng theo sự kê đơn của bác sỹ.
– Cách dùng: Tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch.
– Liều dùng:

  • Bệnh nhân nhi:

Sử dụng an toàn và hiệu quả của Vimotram qua đường tiêm bắp ở bệnh nhân nhi 1 tuổi trở lên chưa được thiết lập.

Trẻ em trên 10 tuổi:
150 – 200 mg / kg thể trọng / ngày chia liều mỗi 8 giờ.
Liều 150 – 200 mg / kg thể trọng / ngày này là tổng lượng Amoxicillin cộng với Sulbactam .

  • Người lớn:

Từ 1,5g tới 3g mỗi 8 giờ hoặc theo chỉ định của thầy thuốc. Thời gian của phép trị liệu tiêm tĩnh mạch thường không được quá 14 ngày.

Tổng liều Vimotram không được quá 12g/ngày, kể cả thành phần của Sulbactam.

  • Bệnh nhân bị suy chức năng thận:

Ở những bệnh nhân bị suy chức năng thận, động học bài tiết của Amoxicillin và Sulbactam đều bị ảnh hường như nhau, do đó, tỷ lệ giữa 2 thành phần vẫn không thay đổi theo chức năng thận.

Chú ý: Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để điều trị bệnh.

6. Đối tượng không nên sử dụng thuốc Vimotram

Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn cảm với bất kỳ penicillin nào và với tiền sử vàng da tắc mật / suy giảm chức năng gan có liên quan đến thuốc này.

7. Thận trọng khi sử dụng thuốc Vimotram

– Sử dụng cho phụ nữ có thai: chỉ nên dùng thuốc này cho phụ nữ mang thai nếu thật cần thiết.
– Sử dụng cho phụ nữ cho con bú: thận trọng khi dùng thuốc Vimotram cho phụ nữ cho con bú.

8. Tác dụng phụ của thuốc Vimotram

– Tác dụng phụ tại chỗ: Đau tại vị trí tiêm bắp: 16%, đau tại vị trí tiêm tĩnh mạch: 3%, viêm tĩnh mạch huyết khối: 3%.

– Tác dụng phụ toàn thân: Các tác dụng phụ được báo cáo thông thường nhất là tiêu chảy, chiếm 3% số bệnh nhân và nổi ban chiếm ít hơn 2% số bệnh nhân.

– Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Thuốc Vimotram là thuốc gì
Thuốc Vimotram là thuốc gì

9. Tương tác thuốc Vimotram

– Probenecid uống ức chế cạnh tranh sự thải trừ của cả amoxicilin và sulbactam qua ống thận, do đó kéo dài và làm tăng nồng độ của hai thuốc trong huyết thanh.

– Thuốc Vimotramcó thể làm giảm hiệu quả của các thuốc tránh thai uống, do đó cần phải báo trước cho người bệnh.

– Nifedipin làm tăng hấp thu amoxicilin.

– Khi dùng alopurinol cùng với amoxicilin hoặc ampicilin sẽ làm tăng khả năng phát ban của ampicilin, amoxicilin.

– Có thể có sự đối kháng giữa chất diệt khuẩn amoxicilin và các chất kìm khuẩn như cloramphenicol, tetracyclin

10. Dược lực học

Amoxicilin là aminopenicilin, bền trong môi trường acid, có phổ tác dụng rộng hơn benzylpenicilin, đặc biệt có tác dụng chống trực khuẩn Gram âm. Tương tự như các penicilin khác, amoxicilin tác dụng diệt khuẩn, do ức chế sinh tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn.

In vitro, amoxicilin có hoạt tính với phần lớn các loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương như: Liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tạo penicilinase, H. influenzae, Diplococcus pneumoniae, N. gonorrheae, E. coli, và Proteus mirabilis.

Cũng như ampicilin, amoxicilin không có hoạt tính với những vi khuẩn tiết penicilinase, đặc biệt các tụ cầu kháng methicilin, tất cả các chủng Pseudomonas và phần lớn các chủng Klebsiella và Enterobacter.

Sulbactam có khả năng ức chế không hồi phục hàng loạt các men beta-lactamase của nhiều vi khuẩn đề kháng penicillin và cephalosporin.

Sự hiện diện của sulbactam làm mở rộng phổ kháng khuẩn của Amoxicillin kể cả nhiều vi khuẩn thông thường đề kháng với nó và các kháng sinh beta-lactam khác. Do đó thuốc có đặc tính của một kháng sinh phổ rộng và một chất ức chế men beta-lactamase.

11. Dược động học

Nồng độ đỉnh của amoxicilin và sulbactam đạt được ngay khoảng 15 phút sau khi truyền tĩnh mạch amoxicilin/sulbactam. Ở người lớn có chức năng thận bình thường, nồng độ đỉnh của amoxicilin đạt được dao động trong khoảng 40 -71 microgam/ml sau khi tiêm 1g amoxicilin và 0,5g sulbactam hoặc 109 – 150 microgam/ml sau khi tiêm 1 liều 3g (2g amoxicilin và 1g sulbactam); Nồng độ đỉnh sulbactam trong huyết thanh sau các liều đó tương ứng là 21 -40 hoặc 48 – 88 microgam/m.

Nửa đời thải trừ trung bình trong huyết tương của cả 2 loại thuốc xấp xỉ 1 giờ, ở người tình nguyện khỏe mạnh.

Sau khi tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch, amoxicilin và sulbactam được phân bố tốt đến các mô và dịch của cơ thể. Nồng độ hai thuốc ở tất cả các mô và dịch cơ thể đạt khoảng 53 – 100% nồng độ trong huyết tương. Ở người trưởng thành có chức năng thận bình thường, thể tích phân bố (Vd) của amoxicilin khoảng 0,28 – 0,331 lít/kg và của sulbactam là 0,24 – 0,4 lít/kg.

Sau khi tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch cả amoxicilin và sulbactam phân bố vào dịch não tủy với nồng độ thaáp, trừ khi màng não bị viêm. Cả hai thuốc đều qua được nhau thai với nồng độ tương tự nồng độ trong huyết tương. Chúng cũng phân bố vào sữa với nồng độ thấp. Amoxicilin liên kết với protein huyết tương khoảng 17 – 20%, sulbactam khoảng 38%.

Với những người có chức năng thận bình thường, khoảng 75 – 85% cả hai loại thuốc thải trừ qua thận dưới dạng nguyên vẹn trong vòng 8 giờ đầu sau khi tiêm thuốc và khoảng 50

– 75% sau khi uống thuốc. Nồng độ của amoxicilin và sulbactam trong huyết tương cao hơn và kéo dài hơn khi dùng cùng với probenecid uống. Ở người suy thận, nồng độ trong huyết tương của cả 2 thuốc cao hơn và nửa đời kéo dài hơn.

Thông tin thuốc Vimotram

Tên thuốc: Vimotram
Hoạt chất – hàm lượng: Sulbactam (dưới dạng sulbactam natri): 0,5g; Amoxicilin (dưới dạng amoxicilin natri): 1g.
Dạng bào chế: bột pha tiêm.
Quy cách đóng gói: Hộp gồm 1 lọ chứa bột pha tiêm và 1 ống chứa nước pha tiêm.
Tiểu chuẩn: TCCS.
Bảo quản: Bảo quản ở nơi khô mát, nhiệt độ dưới 300C, tránh ánh sáng.
Hạn sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Số đăng ký: VD-19059-13.
Nhà sản xuất: Công ty Cổ Phần Dược Phẩm VCP.
Nhà đăng ký: Công ty Cổ Phần Dược Phẩm VCP.
Địa chỉ đăng ký: xã Thanh Xuân- Sóc Sơn- Hà Nội – Việt Nam.
Thuốc kháng sinh không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here