Bệnh viêm họng khá phổ biến và thường gặp vào thời điểm giao mùa. Mỗi năm bé có thể bị viêm họng từ 3 – 4 lần. Vì vậy, việc sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị là không khả quan. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các mẹ các cách chữa viêm họng cho bé không dùng kháng sinh vừa an toàn lại đạt hiệu quả cao.
👉👉👉 Chữa viêm họng cho bé không dùng kháng sinh
Tìm hiểu cách chữa viêm họng cho bé không dùng kháng sinh
Mục lục
Tìm hiểu về bệnh viêm họng ở trẻ
Viêm họng là môt bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây đau, rát niêm mạc họng. Nguyên nhân gây viêm họng chủ yếu là do virus, trong đó có một số ít là do vi khuẩn. Ngoài ra, các yếu tố khác như bụi bẩn, phấn hoa, chất kích thích, lông thú nuôi,.. cũng có thể dẫn đến viêm họng ở trẻ.
Trẻ bị viêm họng sẽ có cảm giác khó chịu khi nuốt, ho về đêm, thậm chí có thể gây sốt nhẹ. Thông thường, viêm họng ở trẻ sẽ thuyên giảm sau 1 tuần mà không để lại bất kỳ di chứng nào sau này. Vì vậy, cha mẹ không nên thấy bé hễ viêm họng là cho dùng thuốc kháng sinh ngay để giảm nguy co tác dụng phụ. Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn mà nguyên nhân gây viêm họng phần lớn là do virus. Vì vậy, thuốc kháng sinh thường không mang lại hiệu quả với bệnh viêm họng. Thay vào đó, mẹ có thể hoàn toàn chăm sóc trẻ tại nhà bằng các biện pháp thiên nhiên hay mẹo vặt mà không cần dùng kháng sinh.
Tổng hợp các cách chữa viêm họng cho bé không dùng kháng sinh
Khi bé bị viêm họng, cha mẹ hãy áp dụng ngay những mẹo dưới đây, vừa hiệu quả lại vừa an toàn:
Súc miệng bằng nước muối
Khoang miệng là không gian lý tưởng cho vi khuẩn, virus sinh sôi và phát triển. Trong khi đó, dung nước muối lại có đặc tính kháng viêm, sát khuẩn. Vì vậy, khi bé bị viêm họng, mẹ hãy cho bé súc miệng bằng nước muối thường xuyên nhé! Nước muối không chỉ có tác dụng diệt khuẩn mà còn giúp làm dịu họng, xua tan cảm giác khó chịu, cũng như loại bỏ đờm nhớ, cho bé thở dễ dàng hơn.
Súc miệng cho bé bằng nước muối
Vệ sinh mũi
Sổ mũi, nghẹt mũi là những triệu chứng phổ biến khi trẻ bị viêm phổi. Dịch nhầy tích tụ trong khoang mũi không chỉ khiến bé khó thở mà còn gây viêm nhiễm nặng hơn. Do đó, cách chữa viêm họng cho bé không dùng kháng sinh qua phương pháp vệ sinh mũi là vô cùng cần thiết.
Mẹ có thể vệ sinh mũi cho bé bằng dung dịch Nacl 0.9% hoặc pha muối trắng với nước ấm, sau đó nhỏ vào mỗi hốc mũi của bé 2 – 3 giọt. Giữ nguyên khoảng 10 giây rồi nghiêng người sang một bên để dịch nhầy nhảy ra ngoài.
Uống trà mật ong
Mật ong có tác dụng kháng viêm rất tốt, vì vậy người xưa thường dùng nguyên liệu này trong hầu hết các bài thuốc chữa bệnh về hô hấp. Tuy nhiên, mẹ cần thận trọng sử dụng mật ong cho bé dưới 1 tuổi, vì có thể gây nguy cơ ngộ độc.
Để bài thuốc phát huy hiệu quả tối đa, mẹ có thể pha 1- 2 thìa cafe mật ong với cốc nước ấm và cho bé uống. Hoặc có thể trưng mật ong với tỏi, quất, cam, lá húng chanh cũng đều được.
Nghệ
Nghệ cũng là vị thảo dược được sử dụng để chữa ho, viêm họng. Mẹ cần chuẩn bị cốc nước ấm, cho nửa thìa cafe mật ong, chút muối hạt rồi dùng thìa khuấy đều. Cho bé uống trong vòng 3 ngày, mỗi ngày 1 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé!
Gừng
Nhắc đến cách chữa viêm họng cho trẻ không dùng kháng sinh không thể nhắc tới những bài thuốc từ gừng. Đây là gia vị quen thuộc trong căn bếp người Việt, có đặc tính cay, ấm nên rất hữu ích trong điều trị ho, viêm họng, cảm cúm, cảm lạnh,…
Mẹ có thể chưng gừng với đường phèn hoặc hãm với nước ấm rồi cho bé uống đều được. Lưu ý, vì đây là bài thuốc dân gian nên tác dụng thường đến khá chậm, bạn cần kiên trì cho bé uống thì mới đạt hiệu quả tốt.
Xông hơi
Ngoài những cách chữa viêm họng cho trẻ không dùng kháng sinh trên, xông hơi cũng là liệu pháp được bác sĩ khuyên áp dụng. Hơi nước ấm sẽ mang lại cho bé cảm giác dễ chịu, làm thông thoáng đường thở, hết nghẹt mũi. Vì vậy, khi cho bé tắm, mẹ nên đóng kín cửa sổ, để bé hít hơi ẩm từ chậu nước, cùng bé ngồi trong đó khoảng 5 – 10 phút để thư giãn.
Trên đây là tổng hợp các cách chữa viêm họng cho bé không dùng kháng sinh. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình chăm sóc và điều trị viêm họng ở trẻ.
>>> Xem thêm thông tin hô hấp TẠI ĐÂY