Ngành Dược ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhiều loại thuốc nhập từ nước ngoài được sử dụng ngày một rộng rãi. Mặc dù các loại thuốc này rất tốt cho sức khỏe con người, song nó lại gây ra khá nhiều khó khăn cho người dùng khi muốn đọc đúng tên thuốc cũng như khó khăn cho các bạn sinh viên ngành Dược khi muốn học thuộc tên thuốc.
Không hề có quy chuẩn chính xác nào cho các cách gọi tên thuốc cả, bởi nó phụ thuộc nhiều vào cách phát âm của mỗi người. Thế nhưng chỉ một nhầm lẫn nhỏ có thể gây ra những hậu quả khủng khiếp. Do đó, ở đây cần sự cẩn thận của cả người dùng và các nhân viên Y tế. Dưới đây sẽ là các bí quyết đọc tên thuốc và cách ghi nhớ tên thuốc mà bạn nên biết.
Mục lục
Nguyên tắc đọc tên thuốc bằng tiếng Việt
Khi phiên âm tên thuốc từ tiếng Anh sang tiếng Việt, dù đọc hay viết cũng cần tuân thủ theo quy ước của Hiệp hội hóa học thuần túy ứng dụng (The International Union of Pure and Aplied Chemistry viết tắt là I.U.P.A.C.) và hướng dẫn của Ủy Ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước nay là Bộ Khoa học Công nghệ. Sinh viên ngành Dược thường được hướng dẫn chi tiết cách phiên âm tên thuốc trong bộ môn Latin.
1. Quy tắc chung
1.1. Đọc nguyên âm, phụ âm: Chủ yếu theo cách phát âm của tiếng Latin nhưng có vận dụng vào cách phát âm của tiếng Việt và một số tiếng nước ngoài (chủ yếu tiếng Pháp) đã quen dùng
VD: Clorocid đọc là cờ-lo-ro-xit
Tifomycin đọc là ti-phô-my-cin
Eugenol đọc là ơ-giê-nól(ơ)
Ghi chú: Các chữ trong ngoặc đơn phiên âm cách đọc (nếu có), phải đọc nhẹ lướt nhanh sang âm sau.
1.2. Đọc theo âm tiếng Việt chuẩn, không đọc theo cách phát âm riêng biệt thiếu chuẩn xác của một số địa phương như l với n, r với z, s với x, tr với ch…
VD: Luminal đọc là lu-mi-nal(ơ)
Natri clorid đọc là na-t(ờ)ri c(ờ)lo-rit
1.3. Đọc theo từng vần (gồm 1 nguyên âm hoặc 1 nguyên âm đi với 1,2…phụ âm) thành một hợp âm duy nhất trong mỗi từ:
VD: Aminazin chia vần và đọc là a-mi-na-zin
Urotropin chia vần và đọc là u-rô-t(ờ)rô-pin
2. Nguyên tắc đọc các nguyên âm và nguyên âm kép
2.1. Các nguyên âm viết và đọc như nguyên tắc đọc thông thường trong tiếng Việt là a,i,u,y
VD: Atropin đọc là a-t(ờ)rô-pin
Actiso đọc là ac-ti-sô
2.2. Các nguyên âm có phần đọc khác với nguyên tắc đọc trong tiếng Việt
2.2.1. Viết là o
– Có thể đọc là o:
VD: Acid hydrocloric đọc là a-xit-hy-đ(ờ)rô-c(ờ)lo-rich
– Có thể đọc là ô:
VD: Siro đọc là si-rô
Kẽm oxyd đọc là kẽm ô-xyd
2.2.2. Viết là e
– Có thể đọc là e:
VD: Erogotamin đọc là ec-go-ta-min
– Có thể đọc là ê:
VD: Emetin đọc là ê-mê-tin
– Có thể đọc là ơ (nhẹ) khi cở cuối từ:
VD: Glucose đọc là g(ờ)lu-cô-z(ơ)
2.2.3. Viết là eu đọc là ơ
VD: Eugenol đọc là ơ-giê-nôl(ơ)
2.2.4. Viết là ou đọc là ư
VD: Ouabain đọc là u-a-ba-in
3. Nguyên tắc đọc các phụ âm đơn, phụ âm kép, nguyên âm ghép trước phụ âm
3.1. Các phụ âm đơn chủ yếu đọc theo nguyên tắc đọc thông thường của tiếng Việt là b, h, k, l, m, p, q, r, s, v
VD: Bari sulfat đọc là ba-ri-sul(ơ)-phat
Kali nitrat đọc là ka-li-ni-t(ơ)-rát
3.2. Các phụ âm có phần đọc khác với nguyên tắc đọc tiếng Việt
3.2.1. Viết b thường đọc là “bờ” nhưng khi b đứng sau nguyên âm y và trước phụ âm hoặc cuối vần thường đọc là “pờ”
VD: Molybden đọc là mô-lyp-đen
Acid phosphomolybdic đọc là a-xit phô-s(ơ)pho-mô-lyp-đích
3.2.2. Viết là c
Đọc là “cờ” khi đứng trước các phụ âm và các nguyên âm a, o, u
Nhìn chung, để đọc đúng được tên thuốc có nguồn gốc nước ngoài, trước hết người đọc cần đọc và phát âm đúng tiếng Việt, cần phân biệt rõ nguyên âm, phụ âm, ghép vần, âm tiết,… Sau đó vận dụng vào để đọc theo tiếng Latin, những âm gió cần đọc nhanh, đọc lướt qua. Ngoài ra, khi đọc tên thuốc tây, không được bỏ âm tiết hay bất kỳ nguyên âm phụ âm nào, bởi thay đổi một nguyên âm có thể dẫn đến sai tên thuốc.
Cách ghi nhớ tên thuốc nhanh chóng
Việc ghi nhớ tên thuốc là điều bắt buộc đối với những người theo học ngành Dược, bởi chỉ khi nhớ được tên thuốc thì mới có thể tư vấn, kê đơn cho người bệnh một cách dễ dàng. Ghi nhớ là quá trình học thuộc – thực hành – lặp lại nhiều lần và để giúp quá trình ghi nhớ nhanh hơn, bạn có thể áp dụng một số bí kíp dưới đây:
Sử dụng công nghệ trợ giúp: Thật may mắn khi có sự trợ giúp đắc lực từ điện thoại, máy tính, internet. Hãy nạp toàn bộ thông tin về tên thuốc, những đặc điểm, đặc tính, cách sử dụng và tra cứu chúng trên điện thoại hoặc máy tính. Việc làm này giúp bạn có thể tiết kiệm được thời gian, công sức cũng như thuận tiện cho việc ghi nhớ tên thuốc được nhanh hơn.
Đi làm thêm tại các hiệu thuốc: Học thuộc nhưng không thực hành thì kiến thức sẽ rất nhanh “trôi tuột”, và nếu bạn đang là sinh viên y dược thì hãy đi làm thêm tại các hiệu thuốc. Cách này không chỉ giúp bạn ghi nhớ tên thuốc nhanh hơn mà con trau dồi được nhiều kỹ năng khác như: kỹ năng tư vấn, kỹ năng bán hàng, vận dụng được kiến thức học tập ra thực tế,… Mặt khác, bạn lại có thêm được một khoản thu nhập để trang trải cho việc học tập cũng như cuộc sống.
Chăm chỉ: Nhiều bạn tự đặt câu hỏi là vì sao mình lại không thể ghi nhớ tên thuốc nhanh hơn những bạn khác?
Mỗi người sinh ra đều có những tố chất khác nhau, chẳng ai giống ai. Việc bạn không nhớ tên thuốc nhanh bằng người khác thì bạn hãy học tập và làm việc nhiều hơn để bằng họ. Bởi “cần cù bù thông minh”, chăm chỉ và quyết tâm thì chắc chắn bạn sẽ học thuộc được những tên thuốc.
Với các đọc tên thuốc và phương pháp ghi nhớ tên thuốc nhanh chóng dành cho những bạn đang học ngành Dược mong rằng sẽ có ích cho công việc của các bạn sau này.
(Nguồn: st)