Một số triệu chứng như nổi mề đay, sổ mũi, hắt hơi, ngứa ngáy,…khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Khi đó, Loratadin được sử dụng rất nhiều trong trường hợp này để giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.
Mục lục
Loratadin là thuốc gì?
Loratadin là thuốc có tác dụng giảm bớt triệu chứng của bệnh viêm kết mạc, viêm mũi. Cải thiện hiệu quả tình trạng ngứa mũi, sổ mũi hay chảy nước mũi.
Thành phần chính: Loratadin
Tá dược: Cellactose 80, Cellulose vi tinh thể, Magnesi stearat, Natri starch glycollat, Aerosil.
Dạng bào chế: viên nén.
Quy cách đóng gói: hộp 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
Hạn sử dụng của thuốc: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Loratadin điều trị dị ứng, mẩn ngứa
Loratadin có tác dụng gì?
Loratadin là thuốc thuộc nhóm kháng histamin H1. Thuốc có tác dụng nhanh và kéo dài. Do không được phân bố vào não nên Loratadin không gây buồn ngủ, không có tác dụng an thần nếu dùng với liều thông thường.
Thuốc có hiệu quả tốt đối với bệnh nhân viêm mũi dị ứng, giảm ngứa và nổi mề đay.
Dược động học của thuốc
1. Hấp thu
Thuốc được hấp thu nhanh qua đường uống. Tác dụng của thuốc xuất hiện sau 1 – 4 giờ và sau 1,5 giờ đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương.
2. Phân bố
Loratadin có khả năng liên kết với protein huyết tương tới 97%.
3. Chuyển hóa
Clearance (độ thanh thải của thuốc) là 57 – 142 ml / phút / kg. Hệ số này không bị ảnh hưởng bởi ure máu, giảm ở bệnh nhân xơ gan. Thể tích phân bố (Vd) là 80 – 120 lít / kg.
Loratadin chuyển hóa lần đầu qua gan nhờ enzyme microsom cytochrom P450 thành dạng có hoạt tính là descarboethoxyloratadin.
Loratadin chuyển hóa qua gan lần đầu
4. Thải trừ
Phần lớn loratadin thải trừ qua nước tiểu và phân dưới dạng chất chuyển hóa.
Chỉ định và chống chỉ định của thuốc
1. Chỉ định
Thuốc được dùng cho bệnh nhân:
- Viêm mũi dị ứng: sổ mũi, hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi.
- Ngứa, chảy nước mắt do dị ứng, bệnh nhân bị viêm kết mạc dị ứng.
- Nổi mẩn, mề đay.
2. Chống chỉ định
Bệnh nhân dị ứng hay quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Cách sử dụng và liều dùng của Loratadin
1. Cách sử dụng
Do được bào chế dưới dạng viên nén, viên ngậm hay siro nên thuốc được dùng theo đường uống.
2. Liều dùng
Người lớn
- Viêm mũi dị ứng: uống 1 viên loratadin / ngày x 1 lần/ngày.
- Nổi mề đay, mẩn ngứa: uống 1 viên / ngày.
Trẻ em
- Trẻ từ 2 – 5 tuổi: dùng 5 mg / lần dạng siro.
- Trẻ từ 6 tuổi trở lên: dùng 10 mg / lần dạng viên nang, viên nén hay viên nén phân hủy.
Ngoài ra, với bệnh nhân suy gan, suy thận nặng (hệ số thanh thải < 30 ml / phút liều dùng ban đầu là 1 viên 10 mg, dùng 2 ngày / lần.
Với từng chứng bệnh và lứa tuổi, bệnh nhân cần tuân theo đúng những chỉ định của bác sĩ tư vấn.
Liều dùng ở trẻ em và người lớn là khác nhau
Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Loratadin
Sử dụng Loratadin với liều 10 mg / ngày, bệnh nhân không thấy xuất hiện tác dụng phụ.
Khi dùng Loratadin liều cao (40-80 mg / ngày) bệnh nhân có nguy cơ đối mặt với những tác dụng phụ sau:
- Thường gặp (ADR>1/100): đau đầu, khô miệng, đau đầu.
- Ít gặp (ADR>1/1000): viêm kết mạc, chóng mặt, hắt hơi và khô mũi.
- Hiếm gặp (ADR<1/1000): nhịp tim nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, bất thường chức năng gan, trầm cảm, nổi mề đay, sốc phản vệ.
Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, cần thông báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
Cần làm gì nếu quên 1 liều Loratadin?
Thông thường, thời điểm uống thuốc có thể chênh lệch 1 – 2 giờ so với quy định. Ngoại trừ có chỉ định nghiêm ngặt về thời gian dùng thuốc thì có thể uống sau 1 vài tiếng ngay khi phát hiện quên. Tuy vậy, nếu thời điểm nhớ ra quá xa so với thời gian uống thì cần bỏ qua liều đã quên và dùng thuốc đúng theo quy định. Tuyệt đối không được bù liều gây ảnh hưởng đến sức khoẻ
Thận trọng trước khi dùng
Cần thông báo với bác sĩ về tình hình sức khoẻ hiện tại, về tiền sử dị ứng hay mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Liệt kê danh sách những thuốc kê đơn và không kê đơn, thực phẩm chức năng bệnh nhân đang sử dụng để tránh tương tác thuốc.
- Loratadin có thể gây khô miệng, nhất là ở người cao tuổi đồng thời làm tăng nguy cơ gây sâu răng. Vì vậy, bệnh nhân cần chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng.
- Có thể ảnh hưởng đến kết quả của các test da. Do vậy, nên ngừng sử dụng trong khoảng 2 ngày trước khi làm test.
Cần chú ý một số vấn đề trước khi sử dụng thuốc
Những chú ý khi sử dụng thuốc
Trong quá trình sử dụng thuốc, cần chú ý thận trọng trên một số đối tượng đặc biệt:
- Bệnh nhân suy gan, suy thận.
- Bệnh nhân có tiền sử hen suyễn.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
Giá bán Loratadin là bao nhiêu?
Loratadin 10 mg được dùng để điều trị ngứa, viêm mũi dị ứng, mày đay được bán với giá 17 000 – 20 000 VNĐ / hộp. Bệnh nhân có thể mua thuốc tại nhiều địa chỉ bán thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng.
Tương tác của Loratadin
1. Tương tác thuốc – thuốc
Do có tác dụng dược lý tương tự với desloratadin nên bệnh nhân không sử dụng đồng thời thuốc có chứa 2 hoạt chất này. Bởi có thể làm tăng tác dụng phụ.
Nhóm thuốc ức chế CYP2D6 hay CYP3A4 khiến nồng độ loratadin tăng cao trong máu, tăng tác dụng không mong muốn.
Erythromycin, ketoconazole, cimetidine làm tăng nồng độ Loratadin trong máu.
2. Tương tác thuốc – thực phẩm
Chưa có nghiên cứu chứng minh sự tương tác giữa Loratadin và thực phẩm hàng ngày. Tuy nhiên, trong quá trình dùng thuốc bệnh nhân nên tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích hay đồ uống có cồn.
Trên đây là những thông tin về thuốc Loratadin mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc nào, hãy để lại thông tin dưới bài viết này chúng tôi sẽ nhanh chóng liên hệ với bạn.