Mục lục
Cefuroxim là thuốc gì?
Cefuroxim là một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin. Đây là thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh về nhiễm khuẩn như: viêm đường hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn tiêu hóa,… Một số trường hợp bệnh nhân sau khi phẫu thuật sẽ được chỉ định dùng thuốc Cefuroxim để phòng ngừa nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
Thành phần hóa học của Cefuroxim
Thuốc Cefuroxim được bào chế dạng Cefuroxim axetil 500mg.
Một số tá dược khác:
- Titan oxit.
- Disolcel.
- Natri laurylsulfat.
- Avicel, aerosil 200.
- HPMC, DST, PEG 6000.
- Isopropanol.
- Magnesium stearate.
- Talc.
Tác dụng của thuốc Cefuroxim là gì?
Thuốc Cefuroxim thường được chỉ định sử dụng với các trường hợp bệnh lý sau:
- Điều trị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn ở mức độ từ nhẹ đến vừa.
- Các đối tượng bị viêm xoang, viêm tai giữa.
- người bị viêm amidan và viêm họng tái phát do chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra.
- Ngoài ra, thuốc Cefuroxim axetil còn sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng.
- Những bệnh nhân đang gặp các vấn đề về da như: nhiễm khuẩn da và mô mềm do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra cũng được chỉ định sử dụng thuốc Cefuroxim để điều trị.
- Bên cạnh đó, người mắc bệnh Lyme thời kỳ đầu biểu hiện bằng triệu chứng ban đỏ loang do Borrelia burgdorferi có thể sử dụng Cefuroxim để điều trị.
Thuốc Cefuroxim có giá bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường, thuốc Cefuroxim được bào chế và đóng gói với các giá tương ứng khác nhau phù hợp với từng đối tượng sử dụng, cụ thể:
- Thuốc Cefuroxim 250mg có giá dao động từ 30.000 – 35.000 VNĐ/ hộp.
- Thuốc Cefuroxim 500 mg có giá dao động từ 40.000 – 45.000 VNĐ/ hộp.
Lưu ý mức giá có thể thay đổi theo từng thời điểm, giai đoạn và đặc biệt là phụ thuộc vào nhà cung cấp.
Cách dùng và liều lượng của thuốc Cefuroxim
Cách dùng
Thuốc Cefuroxim được bào chế ở dạng viên nén bao phim chình vì vậy, cách dùng duy nhất ở đây là dùng thuốc theo đường uống kèm với nước.
Chú ý, cần nuốt nguyên viên thuốc, không tự ý bẻ, nhai hay nghiền viên thuốc vì những hành động này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của thuốc.
Liều lượng
Liều lượng sử dụng thuốc sẽ còn tùy thuộc vào từng đối tượng và tình trạng mà người bệnh đang gặp phải. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả. Dưới đây là liều dùng thông thường có thể tham khảo:
*Người lớn
- Với những trường hợp bị viêm họng, viêm amidan hoặc viêm xoang: uống 250mg/ lần, mỗi ngày 2 lần.
- Với trường hợp bị đợt kịch phát cấp tính của viêm phế quản mãn tính, viêm phế quản cấp thứ phát, nhiễm khuẩn da và mô mềm không biến chứng: uống 250 mg hoặc 500 mg x 2 lần/ ngày.
- Trường hợp bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng: uống 125 mg hoặc 250 mg x 2 lần/ ngày.
- Trường hợp mắc lậu cổ tử cung, niệu đạo không biến chứng, lậu trực tràng không biến chứng ở phụ nữ: uống liều duy nhất 1g/ ngày.
- Trường hợp mắc bệnh Lyme giai đoạn đầu: uống 500mg/ lần, ngày 2 lần, điều trị trong khoảng 20 ngày.
*Đối tượng là trẻ em
- Nếu trẻ bị viêm họng, viêm amidan: uống 125mg x 2 lần/ ngày
- Trường hợp trẻ bị viêm tai giữa, chốc lở: uống 125mg x 2 lần/ ngày.
Lưu ý không nghiền nát viên thuốc để sử dụng với bất cứ trường hợp nào.
Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Cefuroxim
*Các triệu chứng thường gặp
- Nổi mẩn đỏ, ban dạng sần.
- Đau bụng, tiêu chảy.
*Một số tình trạng ít gặp
- Xuất hiện các phản ứng sốc phản vệ.
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Nổi mày đay, ngứa khó chịu.
- Nồng độ creatinin có trong huyết thanh tăng lên.
- Có thể nhiễm nấm Candida.
- Một số trường hợp bị giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu, xét nghiệm Coombs dương tính.
*Các phản ứng hiếm gặp dưới đây vì tính nghiêm trọng:
- Nóng sốt.
- Xuất hiện ban đỏ đa hình.
- Thiếu máu, máu loãng, tan máu.
- Viêm đại tràng màng giả.
- Người bệnh có thể trải qua hội chứng Stevens – Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc.
- Vàng da ứ mật, tăng nhẹ ALT, AST.
- Với trường hợp bị nhiễm độc thận có thể tăng tạm thời creatinin huyết, viêm thận kẽ, urê huyết.
- Xuất hiện các cơn co giật, kích động.
- Đau xương khớp.
Một số lưu ý khi dùng thuốc Cefuroxim
- Chống chỉ định sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị dị ứng với bất cứ thành phần của thuốc.
- Lưu ý phản ứng sốc phản vệ với người bệnh dị ứng với kháng sinh nhóm beta-lactam.
- Thận trọng cho người bệnh sử dụng đồng thời Cefuroxim với các thuốc lợi tiểu mạnh. Chúng có thể gây ra tác dụng bất lợi ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của thận.
- Thực hiện đánh giá chức năng thận cẩn thận trong quá trình sử dụng thuốc.
- Ngoài ra, nên giảm liều cefuroxim tiêm ở người suy thận tạm thời hoặc mạn tính.
- Trường hợp dùng dài ngày có thể làm các chủng không nhạy cảm phát triển quá mức.
- Không những vậy, phải hết sức thận trọng khi kê đơn kháng sinh phổ rộng cho những người có bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng.
Tương tác thuốc
Một số loại thuốc có thể xảy ra tương tác trong khi sử dụng thuốc Cefuroxim là:
- Thuốc Ranitidin với natri bicarbonat: khi kết hợp với Cefuroxim sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Chính vì vậy, nên dùng cefuroxim axetil cách ít nhất 2 giờ sau hai loại thuốc trên.
- Thuốc Probenecid ở liều lượng cao sẽ làm giảm độ thanh thải cefuroxim ở thận, nghĩa là làm tăng tác dụng của thuốc.
- Thuốc Aminoglycosid: sẽ làm tăng nguy cơ gây nhiễm độc thận.
Cách bảo quản thuốc
Bảo quản thuốc đúng cách sẽ giúp cho thuốc không bị biến chất gây ảnh hưởng đến chất lượng điều trị của thuốc. Dưới đây là một số cách bảo quản thuốc cơ bản:
- Để thuốc Cefuroxim trong bao bì kín, không bóc tách và đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát.
- Không để thuốc ở nơi ẩm thấp vì rất dễ gây hỏng thuốc.
- Nhiệt độ để bảo quản tốt thuốc là <30°C.
- Để đảm bảo an toàn cần để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng.