Thuốc Panadol là thuốc gì

0
1213

Bạn đang tìm hiểu các thông tin liên quan đến thuốc giảm đau Panadol như: thuốc Panadol là thuốc gì, tác dụng của thuốc Panadol …. Bài viết sau ds.Hoàng Thị Mai chia sẻ với các bạn về thuốc Panadol.

1. Thuốc Panadol là thuốc gì? Thuốc Panadol có tác dụng gì?

Thuốc Panadol thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt

Tác dụng của thuốc Panadol :

  • Giảm đau ngoại vi.
  • Hạ sốt, không gây hạ nhiệt trên cơ thể không sốt.

2. Thuốc Panadol có giá bao nhiêu?

Thuốc Panadol có giá 118.000 VND/ 1 hộp.

Thuốc panadol là thuốc gì
Thuốc panadol là thuốc gì

3. Thành phần chứa trong mỗi viên thuốc Panadol:

Mỗi viên nén Panadol chứa:

Hoạt chất: Paracetamol 500mg

Tá dược: Pregelatinised starch, Maize starch, Povidone, Potassium Sorbate,Talc, Stearic acid, Croscarmellose sodium.

Dạng bào chế thuốc Panadol: Viên nén

Quy cách đóng gói thuốc Panadol:  Hộp 10 vỉ x 12 viên

4. Đối tượng sử dụng thuốc Panadol

Panadol chứa paracetamol là một chất giảm đau, hạ sốt

Panadol có hiệu quả trong:

Điều trị đau nhẹ đến vừa bao gồm: Đau đầu. Đau nửa đầu. Đau cơ. Đau bụng kinh, Đau họng. Đau cơ xương. Sốt và đau sau khi tiêm vacxin. Đau sau khi nhổ răng hoặc sau các thủ thuật nha khoa. Đau răng. Đau do viêm xương khớp.

Hạ sốt

Tác dụng thuốc panadol
Tác dụng thuốc panadol

5. Cách dùng và liều dùng thuốc Panadol:

Người lớn (kể cả người cao tuổi) và trẻ em từ 12 tuổi trở lên:

  • Dùng 500mg đến 1g paracetamol (1 – 2 viên/lần), sau mỗi 4 – 6 giờ nếu cần.
  • Chỉ dùng đường uống.
  • Liều tối đa hàng ngày: 4000mg (8 viên).
  • Không dùng quá liều chỉ định.
  • Không dùng với các thuốc khác có chứa paracetamol.
  • Khoảng cách liều tối thiểu: 4 giờ.

Trẻ em từ 6 đến 11 tuổi:

  • Dùng 250 – 500mg sau mỗi 4 đến 6 giờ nếu cần.
  • Liều tối đa hàng ngày: 60mg/kg cân nặng chia thành nhiều lần, mỗi lần 10 – 15mg/kg cân nặng dùng trong 24 giờ.
  • Không dùng quá liều chỉ định.
  • Không dùng với các thuốc khác có chứa paracetamol.
  • Không dùng quá 4 liều trong 24 giờ.
  • Khoảng cách liều tối thiểu: 4 giờ.
  • Thời gian tối đa dùng thuốc không có tư vấn của bác sĩ: 3 ngày.

Trẻ em dưới 6 tuổi:

  • Không khuyến cáo dùng thuốc cho trẻ em dưới 6 tuổi.

6. Đối tượng không nên dùng thuốc Panadol:

Chống chỉ định paracetamol cho những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với paracetamol hoặc với bất kỳ tá dược nào của thuốc.

7. Thận trọng khi sử dụng thuốc Panadol:

  • Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens – Jolinson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
  • Có sự gia tăng nguy cơ gây hại của paracetamol đối với gan trên những bệnh nhân đang bị các bệnh về gan. Những bệnh nhân được chẩn đoán là suy gan hoặc suy thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc này.
  • Nếu các triệu chứng còn dai dẳng, tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Để xa tầm tay trẻ em.

8. Tác dụng phụ của thuốc Panadol:

Các tác dụng không mong muốn thu được từ dữ liệu của thử nghiệm lâm sàng thường hiếm gặp và xảy ra trên một số ít các bệnh nhân. Vì vậy, xin đưa ra trong bảng dưới đây các tác dụng không mong muốn thu được trong quá trình lưu hành sản phẩm ở liều điều trị theo phân loại hệ thống cơ quan của cơ thể và tần suất xuất hiện.

Để phân loại mức độ thường gặp các tác dụng không mong muốn, sử dụng quy ước sau đây: Rất phổ biến (≥ 1/10), phổ biến (≥ 1/100, < 1/10), không phổ biến (≥ 1/1000, < 1/100), hiếm (≥ 1/10000, < 1/1000), rất hiếm (< 1/10000), chưa biết (không thể ước lượng từ các dữ liệu hiện có).

Tần suất xuất hiện các tác dụng không mong muốn được ước lượng từ các báo cáo thu được từ dữ liệu hậu marketing.

Cơ quan Tác dụng không mong muốn Tần suất xuất hiện
Rối loạn máu và hệ
bạch huyết
Giảm tiểu cầu Rất hiếm
Rối loạn hệ miễn dịch Phản ứng quá mẫn Rất hiếm
Phản ứng mẫn cảm trên da như: ban đỏ, phù mạch, hội chứng Stevens – Johnson
Rối loạn hệ hô hấp, ngực và trung thất Co thắt phế quản ở các bệnh nhân mẫn cảm với aspirin và các NSAID khác Rất hiếm
Rối loạn gan mật Bất thường gan Rất hiếm

 

Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.

Thuốc panadol
Thuốc panadol

9. Dược lực học

Cơ chế tác dụng

Paracetamol là một chất giảm đau, hạ sốt. Cơ chế tác dụng của thuốc được cho là ức chế tổng hợp prostaglandin, chủ yếu tại thần kinh trung ương.

Tác dụng dược lý

Do không có tác dụng ức chế tổng hợp prostaglandin ngoại biên nên thuốc có đặc tính dược lý quan trọng là duy trì prostaglandin bảo vệ tại đường tiêu hóa. Do vậy, paracetamol thích hợp khi dùng cho những bệnh nhân có tiền sử bị bệnh, hoặc bệnh nhân đang dùng các thuốc khác có tác dụng phụ là ức chế tổng hợp prostaglandin ngoại biên (ví dụ: bệnh nhân có tiền sử xuất huyết đường tiêu hóa hoặc người cao tuổi).

10. Dược động học

Hấp thu

Paracetamol được hấp thu nhanh chóng và gần như hoàn toàn từ đường tiêu hóa.

Phân bố

Ở nồng độ điều trị, paracetamol liên kết rất ít với protein huyết tương.

Chuyển hóa

Paracetamol được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua nước tiểu chủ yếu dưới dạng liên hợp glucuronide và sulphate.

Thải trừ

Ít hơn 5% paracetamol được bài tiết dưới dạng không đổi.

11. Tương tác thuốc

Sử dụng paracetamol hàng ngày kéo dài làm tăng tác dụng chống đông máu của warfarin và các loại coumarin khác dẫn đến tăng nguy cơ chảy máu; dùng thuốc không thường xuyên sẽ không có ảnh hưởng đáng kể.

Tóm tắt thông tin thuốc Panadol

Tên sản phẩm: PANADOL EXTRA
Hoạt chất – hàm lượng: Paracetamol 500mg
Dạng bào chế: Viên nén
Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 12 viên
Hạn sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất
Bảo quản: Nơi dưới 30° C, tránh ánh sáng.
Tiêu chuẩn: NSX
Số đăng ký : VD-8049-09
Nhà sản xuất : Công ty Cổ phần Dược phẩm Sanofi-Synthelabo Việt Nam
Địa chỉ: 15 Đặng Văn Bi, Trường Thọ, Thủ Đức, Hồ Chí Minh.

Thuốc kháng sinh không đưa ra các lời khuyên, chuẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here